tailieunhanh - Nguyên tắc biên soạn các câu trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá thực hành tiếng Nga

Đề tài này tập trung chủ yếu vào loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn. Lý do hạn chế nghiên cứu phát từ một thực tế là loại câu này được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học vì nó có nhiều ưu điểm khi đánh giá một dải rộng các kiến thức, kỹ năng, tư duy từ thấp đến cao của một số đông người học, và tạo thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ để triển khai việc đánh giá kết quả học tập. Mời các bạn cùng tham khảo! | NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH TIẾNG NGA Trần Quang Bình I. Đặt vấn đề Trong quá trình dạy-học ngoại ngữ kiểm tra-đánh giá giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Và trên thực tế chúng ta vẫn tiến hành công việc đó một cách thường xuyên. Có rất nhiều phương thức để chúng ta tiến hành công việc kiểm tra-đánh giá. Trong các bài kiểm tra-đánh giá ngoại ngữ trong thời gian gần đây hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng rất phổ biến. Trong lý thuyết trắc nghiệm khách quan có nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi tập trung chủ yếu vào loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn. Lý do hạn chế nghiên cứu phát từ một thực tế là loại câu này được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học vì nó có nhiều ưu điểm khi đánh giá một dải rộng các kiến thức kỹ năng tư duy từ thấp đến cao của một số đông người học và tạo thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ để triển khai việc đánh giá kết quả học tập. II. Nguyên tắc biên soạn các câu trắc nghiệm khách quan Dù thiết kế câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thức nào thì cũng phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản sau 1 Nguyên tắc tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng. 2 Nguyên tắc gợi mở ở người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến mục tiêu học tập đã định sẵn. 3 Nguyên tắc không để những tồn tại làm cản trở hoặc kiềm chế khả năng của người học thể hiện sự đạt được mục tiêu học tập muốn đánh giá. Ngoài những nguyên tắc trên trong quá trình triển khai nghiên cứu chúng tôi cũng còn tuân thủ một số nguyên tắc khác mang tính đặc thù. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về những nguyên tắc đó. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của môn học Để đảm bảo tính hệ thống khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chúng ta cần lựa chọn tổng thể những vấn đề cơ bản của hệ thống. Thí dụ nếu xây dựng câu trắc nghiệm khách quan về các loại câu phức phụ thuộc trong tiếng Nga cần phân bố

TỪ KHÓA LIÊN QUAN