tailieunhanh - Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường part 1

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đặt vấn đề Trong những năm qua, phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất | CHUYÊN ĐỀ 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đặt vấn đề Trong những năm qua phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên năng suất lao động còn thấp công nghệ sản xuất mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh tỷ lệ hộ nghèo còn cao các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt là những vấn đề bức xúc. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trong các chiến lược quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương 3 mặt quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước và thực hiện các cam kết quốc tế Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam . Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ ngành địa phương các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. 1. Các thách thức về kinh tế - xã hội - môi trường và phát triển toàn cầu và Việt Nam . Sự phân hoá giầu nghèo và mất ổn định chính trị Sự tăng trưởng cao không đi đôi với sự giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh. Bình quân các nước đang phát triển có mức phân hoá giầu nghèo cao hệ số giảm nghèo là 1 3 năm so với mức 10 năm giảm nghèo của các nước có mức độ bình đẳng cao. Hình 1 chỉ quan hệ giữa nghèo và tăng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN