tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu tách, thủy phân glucomannan từ cây Amorphophallus Konjac K.Koch định hướng ứng dụng hạ đường huyết của sản phẩn tạo thành
Luận án tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học chính của củ cây : Xác định tỷ lệ manose/glucose, cấu trúc hóa học, khối lượng phân tử bằng các phương pháp hóa lý hiện đại (IR, NMR, TGA, .) . | BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẦN THỊ NỮ NGHIÊN CỨU TÁCH TINH CHẾ VÀ THỦY PHÂN GLUCOMANNAN TỪ CÂY AMORPHOPHALLUS KONJACK. KOCH Ở LÂM ĐỒNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Chuyên ngành Hóa hữu cơ Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội - 2020 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1 Đỗ Trường Thiện Người hướng dẫn khoa học 2 TS. Trần Thị Ý Nhi Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ . ngày tháng năm 201 . Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của đề tài Glucomannan là một polysacarit gồm các mắt xích D- mannose và D-glucose liên kết với nhau bằng liên kết β- 1 4 glucozit. Các mạch nhánh có thể chiếm khoảng 8 thông qua liên kết β-1 3-glucozit và β-1 6-glucozit. Đây là một chất xơ hòa tan nghèo năng lượng được dùng làm thực phẩm trong khẩu phần ăn của người ăn kiêng để giảm cân làm giảm cholesterol trong máu mỡ máu giảm hấp thu đường huyết. Ngoài ra glucomannan còn có nhiều tính chất quý như có khả năng hấp thụ nước trương nở tốt tạo dung dịch có độ nhớt cao nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tạo độ ổn định cho thực phẩm tạo gel tạo màng. Glucomannan có trong nhiều loài nưa ở mỗi loài cấu trúc và tính chất khác nhau trong đó Nưa Konjac Amorphophalus konjac là loài có hàm lượng glucomannan cao và là cây trồng chủ lực để phát triển ngành Nưa ở một số nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc Nhật Bản Thái Lan. Việt Nam có khoảng trên 25 loài Nưa phân bố rải rác khắp các vùng miền trong cả Nưa Amorphophallus konjac mới được tìm thấy vào năm 2012 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Do khối .
đang nạp các trang xem trước