tailieunhanh - Chiêm Thành (Champa) - 9

Chiêm Thành (Champa) - 9 Triều vương thứ bảy Năm 989 Lưu Kỳ Tông, một người Kinh tự nhận là vua lãnh thổ Chiêm Thành phía Bắc từ năm 983, bị Bằng Vương La (Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la), một vương tôn Chăm phía Nam, nổi lên lật đổ và được dân chúng tôn lên làm vua, hiệu Harivarman II (Dương-to-pai hay Dương Đà Bài). Harivarman II xưng vương tại Phật Thành (Vijaya), nhưng tổ chức vương quyền vẫn đặt tại Indrapura (Đồng Dương), ý muốn đề cao nguồn gốc thần quyền của ông từ bộ tộc Dừa. Harivarman II được nhiều sử. | Chiêm Thành Champa - 9 Triều vương thứ bảy Năm 989 Lưu Kỳ Tông một người Kinh tự nhận là vua lãnh thổ Chiêm Thành phía Bắc từ năm 983 bị Bằng Vương La Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la một vương tôn Chăm phía Nam nổi lên lật đổ và được dân chúng tôn lên làm vua hiệu Harivarman II Dương-to-pai hay Dương Đà Bài . Harivarman II xưng vương tại Phật Thành Vijaya nhưng tổ chức vương quyền vẫn đặt tại Indrapura Đồng Dương ý muốn đề cao nguồn gốc thần quyền của ông từ bộ tộc Dừa. Harivarman II được nhiều sử gia xác nhận là người sáng lập vương triều thứ bảy của Chiêm Thành. Năm 990 một người Việt tên Dương Tiến Lộc - làm quan quản giáp đi thu thuế tại châu Ái và châu Hoan Thanh Hóa Nghệ An - hô hào người Kinh và Chăm nổi lên chống lại nhà Lê. Dương Tiến Lộc có yêu cầu Harivarman II giúp đỡ nhưng bị từ chối. Hay tin có phản loạn Lê Đại Hành liền mang quân vào đánh dẹp Dương Tiến Lộc cùng những người phản loạn bị giết chết hơn 360 tù binh Chăm bị bắt mang về miền Bắc một số được tuyển làm nài điều khiển voi trong binh lực nhà Lê. Năm 992 quan hệ giữa nhà Lê và vương triều Vijaya trở nên bình thường và để tỏ lòng biết ơn Harivarman II từ chối không ủng hộ cuộc phản loạn của Dương Tiến Lộc Lê Đại Hành trả tự do cho hơn 300 tù binh Chăm về nước. Cũng nên biết làn ranh phân chia Đại Cồ Việt và Chiêm Thành trong giai đoạn này được xác định tại đèo Ngang tức địa phận Di Luân gần cửa sông Gianh Quảng Bình . Cùng thời gian này quan hệ giữa Chiêm Thành và Trung Hoa trở nên bình thường Harivarman II được nhà Tống công nhận hai bên trao đổi nhiều phẩm vật quí giá. Nhân dịp này Harivarman II yêu cầu vua Tống giao trả những người Chăm tị nạn tại Quảng Châu trước đó 986-988 về lại Chiêm Thành. Mối giao hảo thân thiết giữa Chiêm Thành và Trung Hoa không làm vua Lê hài lòng. Năm 994 Lê Đại Hành cho người vào Viyaja yêu cầu Harivarman II triều cống nhưng bị từ chối vua Lê liền cất quân sang đánh. Quân Chiêm tuy có đẩy lui được cuộc trừng chinh này nhưng hao tổn cũng khá nhiều Harivarman II chấp