tailieunhanh - Chiêm Thành (Champa) - 2

Chiêm Thành (Champa) - 2 Tượng Lâm : địa bàn xác định bản thể Rất khó xác định mốc thời gian để biết vương quốc cổ Chiêm Thành đã được hình thành từ hồi nào. Phần lớn những nhà khảo cổ và sử học đều đồng ý là vương quốc này xuất hiện vào đầu công nguyên, tức là thời gian người Chăm bắt đầu có chữ viết, chữ Phạn cổ. Nói như vậy không có nghĩa là trước đó người Chăm không có lãnh thổ, không có tổ chức chính quyền và không có lịch sử riêng. Bản thể Chiêm. | Chiêm Thành Champa - 2 Tượng Lâm địa bàn xác định bản thể Rất khó xác định mốc thời gian để biết vương quốc cổ Chiêm Thành đã được hình thành từ hồi nào. Phần lớn những nhà khảo cổ và sử học đều đồng ý là vương quốc này xuất hiện vào đầu công nguyên tức là thời gian người Chăm bắt đầu có chữ viết chữ Phạn cổ. Nói như vậy không có nghĩa là trước đó người Chăm không có lãnh thổ không có tổ chức chính quyền và không có lịch sử riêng. Bản thể Chiêm Thành có trước danh xưng. Tổ chức chính quyền của họ có thể đã thành hình cùng lúc với sự xuất hiện của các Lạc hầu Lạc tướng trên địa bàn lưu vực sông Hồng và sông Mã của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Những tài liệu có dấu vết thời gian rõ ràng sử liệu cổ Trung Hoa và các bia ký ghi nhận vương quốc cổ Chiêm Thành chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 2 năm 192 khi quốc gia Lâm Âp ra đời. Thật ra vương quốc này trước đó có rất nhiều tên Hồ Tôn Tinh Tượng Lâm. Sau này được đồng hóa với các tên Lâm Âp Hoàn Vương Quốc Chiêm Thành Campapura Phan Rang Panduranga cuối cùng là trấn Thuận Thành Pradara . Những tên gốc Phạn vừa kể đều do người Trung Hoa hay người Việt đặt ra dựa theo cách phát âm của người địa phương mà gọi. Về nước Hồ Tôn Tinh sách Lĩnh Nam Chích Quái viết Xưa kia bên ngoài lãnh thổ Âu Lạc có một vương quốc mang tên Diệu Nghiêm có thể là Phù Nam . Vị vua của vương quốc này có tên là Tràng Minh hiệu Quỷ Vương Dasanana có mười đầu. Phía bắc vương quốc này có một vương quốc khác tên Hồ Tôn Tinh quốc gia của người khỉ do vua Dasaratha cai trị. Hoàng tử Chung Tư Rama người kế vị vua Dasaratha có một người vợ là công chúa Bạch Tinh Sita . Công chúa Bạch Tinh có một sắc đẹp tuyệt trần không giống người phàm. Quỷ Vương mê hồn trước sắc đẹp của Bạch Tinh mang binh sang đánh nước Hồ Tôn Tinh cướp công chúa về nước. Hoàng tử Chung Tư quá căm giận dẫn đầu một đoàn hầu binh xe núi băng biển tiến vào vương quốc Diệu Nghiêm giết Quỷ Vương đưa công chúa Bạch Tinh về . Theo nhận xét của học giả Huber La Légende du Ramayana en