tailieunhanh - Chiêm Thành (Champa) - 8
Chiêm Thành (Champa) - 8 Triều vương thứ sáu (859-991) : vương triều Indrapura hay Campapura (Chiêm Thành) Sống mãi trong xa hoa, vương triều Panduranga trở nên yếu đuối. Sau hơn 20 năm chinh chiến với Angkor quyền hành trong nước lọt dần vào tay các dòng vương tôn miền Bắc, chính họ đã chống trả lại các đợt xâm lăng của đế quốc Angkor. Năm 859, một vương tôn mang nhiều chiến công, tên Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II. Mặc dù là truyền nhân đích tôn của các đời vua trước (ông nội là. | Chiêm Thành Champa - 7 Triều vương thứ sáu 859-991 vương triều Indrapura hay Campapura Chiêm Thành Sống mãi trong xa hoa vương triều Panduranga trở nên yếu đuối. Sau hơn 20 năm chinh chiến với Angkor quyền hành trong nước lọt dần vào tay các dòng vương tôn miền Bắc chính họ đã chống trả lại các đợt xâm lăng của đế quốc Angkor. Năm 859 một vương tôn mang nhiều chiến công tên Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin được triều thần đưa lên ngôi hiệu Indravarman II. Mặc dù là truyền nhân đích tôn của các đời vua trước ông nội là Rudravarman II cha là Bhadravarman II Indravarman II lên ngôi do dày công tu luyện do sức mạnh của trí tuệ trong sáng vì Indra là thần trên các vị thần. Sau khi qua đời ông được dân chúng thờ dưới tên Paramabuddhaloka. Dưới thời Indravarman II trung tâm quyền lực chính trị và tôn giáo được dời lên phía Bắc tại Indrapura - thành phố Sấm Sét nay là Đồng Dương cách Đà Nằng hơn 50km về phía nam trên bờ sông Ly Ly một nhánh sông Thu Bồn cách thánh địa Trà Kiệu 15 cây số . Vị trí của Indrapura rất thuận lợi trong việc phòng thủ chống lại những cuộc tiến công của quân Khmer và quân Nam Đảo. Phật giáo Đại Thừa cũng phát triển mạnh trong giai đoạn này nhiều nhà sư Trung Hoa được phép đến Indrapura truyền đạo xây chùa chiền và thu nạp giáo đồ nhưng không mấy thịnh hành. Indravarman II là người đã dung hòa được hai tôn giáo lớn nhất thời đó Bà La Môn và Phật giáo trong dân gian và xã hội nhiều Phật viện Vihara Phật đường tu viện đền thờ được xây dựng khắp nơi lãnh thổ một bảo tháp dài tên Laksmindra Lokesvara được xây dựng cạnh đền thờ Bà La Môn một tượng Buddha thời này cao 1 14m được tìm thấy tại Đồng Dương năm 1978 . Đẳng cấp tu sĩ Brahman rất được trọng vọng đạo Bà La Môn rất thịnh hành. Indravarman II rất tự hào vì các đại thần dưới quyền đều là những người Brahman và Ksatriya và chính nhà vua cũng là một Brahman. Quốc hiệu Campapura đất nước của người Chăm theo tiếng Phạn cổ được Indravarman II chính thức sử dụng khi tôn vinh đất nước mình. Sử sách
đang nạp các trang xem trước