tailieunhanh - Bài giảng Thực tập Sinh học đại cương - Trường ĐH Võ Trường Toản

Bài giảng Thực tập Sinh học đại cương cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: kính hiển vi và cách sử dụng kính hiển vi; hình thể và cấu trúc tế bào thực vật và động vật; khảo sát tính thẩm thấu của tế bào; khảo sát hoạt động của enzyme; phân bào giảm nhiễm ở tế bào thực vật; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC BÀI GIẢNG MÔN HỌC THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG Đơn vị biên soạn KHOA DƯỢC Hậu Giang Năm 2013 1 Bài 1 KÍNH HIỂN VI - CÁCH SỰ DỤNG KÍNH HIỂN VI . I. Mục đích - Nắm được nguyên tắc cấu tạo của kính hiển vi quang học - Học cách sử dụng kính hiển vi quang học - Học cách quan sát vật mẫu dưới kính hiển vi quang học II. Phương tiện thí nghiệm - Kính hiển vi quang học - Lam kính Lam kính - Các tiêu bản để quan sát III. Giới thiệu về kính hiển vi Là một dụng cụ cần thiết để nghiên cứu về giải phẫu nó giúp ta quan sát các chi tiết cấu tạo rất nhỏ hiển vi mà mắt thường hoặc dùng kính lúp cũng không thể thấy rõ được. Có nhiều loại nhiều kiểu khác nhau nhưng nguyên tắc cấu tạo tương tự nhau. Thị kính Thân kính Bàn xoay Vật kính Ốc thứ cấp Bàn kính Ốc vi cấp Tụ quang Nguồn sáng Ốc di chuyển tiêu bản Chân kính Công tắc điện Ốc chỉnh cường độ sáng Kính hiển vi quang học hiệu Olympus 1. Nguyên tắc quang học của kính hiển vi Kính hiển vi được cấu tạo bằng hai hệ thống thấu kính hội tụ. Mỗi hệ thống hoạt động như một kính lúp. Hệ thống thấu kính quay về phía vật quan sát gọi là vật kính hệ thống để đặt mắt vào quan sát gọi là thị kính vật được quan sát qua thị kính sẽ cho ta một ảnh ảo được phóng to lên từ ảnh thật. 2. Cấu tạo của kính hiển vi Kính hiển vi được cấu tạo bởi 2 phần cơ học và quang học. 2 . Phần cơ học - Chân kính Thường có hình chữ U hoặc hình chữ nhật làm bằng kim loại nặng để giữ vững các bộ phận ở phía trên và giữ thăng bằng cho kính. - Thân kính Là một giá đỡ một đầu gắn với chân kính một đầu gắn với ống kính. Thân kính được dùng nâng bàn kính lên hoặc hạ bàn kính xuống nhờ một ốc điều chỉnh sơ bộ ốc đại cấp nâng hoặc hạ ống kính với một khoảng cách từ 2 5 đến 3 cm và một ốc điều chỉnh độ nét gọi là ốc vi cấp nâng hạ ống kính ở một khoảng cách rất ngắn từ 2 2 đến 2 4 mm . Ở một số kính hiển vi một thị kính chỉ có một bộ đinh ốc điều chỉnh giống như đinh ốc đại cấp. Thân kính cũng là chỗ để cầm nhằm giúp di chuyển