tailieunhanh - Phạm trù Chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tây trong sự lý giải của Phan Khôi _1

1. Tiếp cận mảng văn học Việt Nam 1930-45, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận thấy rằng, tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, được tiếp nhận từ tư tưởng văn hoá phương Tây, là cơ sở quan niệm về xã hội và con người trong hầu hết các sáng tác văn học thời kỳ này như trong Thơ mới, trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, | Phạm trù Chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tây trong sự lý giải của Phan Khôi 1. Tiếp cận mảng văn học Việt Nam 1930-45 hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận thấy rằng tư tưởng chủ nghĩa cá nhân được tiếp nhận từ tư tưởng văn hoá phương Tây là cơ sở quan niệm về xã hội và con người trong hầu hết các sáng tác văn học thời kỳ này như trong Thơ mới trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn . Tuy vậy cho đến tận nay chúng ta hầu như chưa có nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu nào nhằm tìm hiểu việc các trí thức Việt Nam đương thời tiếp nhận ra sao tư tưởng chủ nghĩa cá nhân phương Tây và truyền bá tư tưởng này vào công chúng đồng bào của mình tạo ra những hiểu biết và đồng thuận ở mức cần thiết để họ có thể tiếp nhận những sáng tác như tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn hay Thơ mới lãng mạn ít nhất là ở bình diện quan niệm về con người cá nhân của nó. Trong bài này dựa vào việc tìm hiểu một tác giả mà những năm 1920-40 đã hoạt động trong môi trường văn hóa Việt Nam như một nhà báo một cây bút nghị luận về các vấn đề văn hoá xã hội - tác gia Phan Khôi 1887-1959 - tôi muốn đề cập việc tư tưởng chủ nghĩa cá nhân của xã hội phương Tây đã được tiếp nhận và lý giải ra sao ở trường hợp một tác gia Việt Nam cụ thể. Vượt ngoài phạm vi xem xét ở đây những vấn đề như liệu có nên xem Phan Khôi như người chuẩn bị về tư tưởng cho những tư trào văn chương của Thơ mới của Tự Lực văn đoàn hay không - cần phải là đề tài khảo sát của những chuyên đề khác. 2. Phạm trù chủ nghĩa cá nhân Individualisme của tư tưởng phương Tây được Phan Khôi 1887-1959 đề cập từ cuối những năm 1920 đầu những năm 1930 khi mà một trong những đề tài thu hút ngòi bút viết báo của ông chính là vấn đề thời sự của đời sống văn hoá tư tưởng đương thời trạng thái và số phận của những tư tưởng cổ truyền phương Đông trước một xu thế đang diễn ra trên chính phương Đông được gọi là xu hướng Âu hoá . Ông từng tham gia luận bàn về học thuyết cũ với vận mạng mới nước Tàu 1 thảo luận và đưa ra ý kiến phủ định đối với cái thuyết Âu châu sắp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.