tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của các hợp chất cao phân tử ngoại bào từ vi khuẩn lactic lên đáp ứng miễn dịch của tôm Sú (Penaeus monodon)

Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của các hợp chất cao phân tử ngoại bào từ vi khuẩn lactic lên đáp ứng miễn dịch của tôm Sú (Penaeus monodon) đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần ăn chứa các loại EPS được sản xuất bởi vi khuẩn lactic dưới các điều kiện sốc môi trường khác nhau nhằm kích thích miễn dịch đối với bệnh do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra ở tôm sú. | DOI 7 .49-53 Khoa học Nông nghiệp Thủy sản Nghiên cứu ảnh hưởng của các hợp chất cao phân tử ngoại bào từ vi khuẩn lactic lên đáp ứng miễn dịch của tôm Sú Penaeus monodon Trương Tiến Công1 Nguyễn Minh Chơn1 Nguyễn Hữu Thanh2 Nguyễn Phú Thọ2 Trịnh Thị Lan2 Nguyễn Hữu Yến Nhi2 Nguyễn Thị Thúy Hằng2 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học Trường Đại học Cần Thơ 2 Trường Đại học An Giang Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 25 10 2021 ngày chuyển phản biện 28 10 2021 ngày nhận phản biện 7 12 2021 ngày chấp nhận đăng 10 12 2021 Tóm tắt Các hợp chất cao phân tử ngoại bào EPS - Extracellular polymeric substances được biết đến là một hợp chất có khả năng như prebiotic để thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột của người và động vật. Để chứng minh tiềm năng prebiotic của các EPS được sản xuất từ vi khuẩn lactic Lactobacillus plantarum và Bifidobacterium bifidum nghiên cứu này đã đánh gia ảnh hưởng của các vi khuẩn trên với đáp ứng miễn dịch ở tôm khi lây nhiễm với vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus. Kết quả cho thấy khẩu phần ăn có bổ sung các loại EPS khác nhau đã kích thích miễn dịch của tôm Sú đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND - Acute hepatopancreatic necrosis disease hay còn gọi là hội chứng chết sớm EMS - Early mortality syndrome ở tôm do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra. Việc bổ sung EPS vào thức ăn của tôm đã làm tăng đáng kể tổng số lượng bạch cầu hoạt tính suy hô hấp cấp hoạt tính của phenoloxidase PO và superoxide dismutase. Kết quả nghiên cứu cho thấy EPS do vi khuẩn lactic sản xuất thể hiện tiềm năng như prebiotic có thể trở thành giải pháp thay thế việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nhằm gây ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Từ khóa Bifidobacterium bifidum lactic Lactobacillus plantarum prebiotic tôm Sú Vibrio parahaemolyticus. Chỉ số phân loại Đặt vấn đề Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Tôm biển đặc biệt là tôm Sú chiếm tỷ trọng lớn trong ngành Chuẩn bị EPS của vi khuẩn nuôi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN