tailieunhanh - Xây dựng bộ đề thi A2 phù hợp với trình độ sinh viên không chuyên ngữ, trường Đại học Nha Trang

Bài viết tập trung vào việc trình bày một số nội dung, cũng như đề xuất các giải pháp trong việc xây dựng ngân hàng đề thi A2 cho sinh viên không chuyên ngữ sao cho vừa phù hợp với dạng đề thi định hướng theo khung chuẩn Châu Âu, vừa mang tính khả thi trong điều kiện đào tạo hiện tại của nhà trường. | XÂY DỰNG BỘ ĐỀ THI A2 PHÙ HỢP VỚI TRÌNH Đ Ộ SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TS. Trần Thị Minh Khánh Bộ môn Thực hành Tiếng I. Đặt vấn đề Trong quá trình chuẩn hóa hệ thống đào tạo theo Hệ thống đào tạo tín chỉ việc áp dụng một khung chuẩn trình độ trong việc giảng dạy tiếng Anh cũng như kiểm tra đánh giá cho sinh viên là yêu cầu hết sức cần thiết. Điều này giúp định hướng cho nhà quản lý và giáo viên trong việc xây dựng khung chương trình lựa chọn tài liệu giảng dạy phù hợp và đồng thời xác định được khả năng ngoại ngữ của sinh viên đang ở cấp độ nào. Để hiện thực hóa điều này trách nhiệm xây dựng chuẩn đầu ra theo khung chuẩn châu Âu CEF Common European Framework được giao cho Khoa Ngoại ngữ. Cụ thể việc xây dựng chuẩn đầu ra đã được thực hiện khoảng một năm trước khi kế hoạch được thực hiện. Theo đó sinh viên cần đạt chuẩn B1 trước khi ra trường. Bắt đầu học kì 2 năm học 2015-2016 trường Đại học Nha Trang đã sử dụng bộ giáo trình Life của nhà xuất bản Cengage National Geographic để giảng dạy cho sinh viên không chuyên ngữ theo từng cấp độ khác nhau như A1 A2 B1. Nhìn chung các bư ớc thực hiện từ khâu chuẩn bị chuẩn đầu ra xây dựng khung chương trình và tổ chức giảng dạy đã được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên việc chuẩn bị ngân hàng đề thi và xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá cho sinh viên theo từng học kì đang là vấn đề trăn trở của các giáo viên khoa Ngoại ngữ. Thứ nhất mặc dù ngân hàng đề thi đã đư ợc mua trực tiếp từ NXB Cengage để đảm bảo tính hệ thống tin cậy và tương thích với giáo trình giảng dạy việc sử dụng ngân hàng này như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh đào tào cụ thể dường như vẫn chưa tìm ra đư ợc giải pháp thỏa đáng. Thứ hai việc Khoa Ngoại ngữ tự xây dựng bộ đề kiểm tra và thi theo từng học kì cần đảm bảo tính tương thích và độ khó phù hợp với đề thi theo cấp độ A2 chuẩn châu Âu hay một nửa A2. Thứ 3 việc loại bỏ kỹ năng Nói trong các bài thi cuối kì là giải pháp tình thế nhưng liệu có đảm bảo độ tin cậy trong việc đánh giá

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN