tailieunhanh - Sự mở rộng các quan hệ quốc tế của cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra

Một trong những đặc trưng của cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam là luôn duy trì các quan hệ với các cộng đồng Chăm Islam giáo quốc tế. Bài viết nêu một số vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo và với cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam khi các hoạt động quan hệ quốc tế được mở rộng. | 92 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2021 HOÀNG VĂN CHUNG SỰ MỞ RỘNG CÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG CHĂM ISLAM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Tóm tắt Một trong những đặc trưng của cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam là luôn duy trì các quan hệ với các cộng đồng Chăm Islam giáo quốc tế. Các hoạt động này có xu thế trở nên đa dạng được đẩy mạnh và mở rộng trong bối cảnh đất nước tăng cường hội nhập quốc tế. Qua các dữ liệu định tính và định lượng thu thập được trong các năm 2018-2019 bài viết này cung cấp những kết quả nghiên cứu mới về các hoạt động giao lưu quốc tế của cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam. Chúng tôi chủ yếu phân tích hai loại hình chính là quan hệ quốc tế theo mục đích tôn giáo và quan hệ quốc tế theo các mục đích thế tục. Bài viết cũng nêu một số vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo và với cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam khi các hoạt động quan hệ quốc tế được mở rộng. Từ khóa Islam giáo cộng đồng Chăm quan hệ quốc tế Chăm Islam Việt Nam. Dẫn nhập Người Chăm là một dân tộc thiểu số trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Chăm sinh sống theo các cộng đồng dù khác biệt bởi tôn giáo tín ngưỡng cơ bản vẫn là quần tụ và giữ liên hệ chặt Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước Cộng đồng Islam giáo ở Việt Nam hiện nay Thực trạng xu hướng biến đổi và gợi ý chính sách do Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì . Chu Văn Tuấn làm chủ nhiệm. Ngày nhận bài 04 01 2021 Ngày biên tập 31 3 2021 Duyệt đăng 16 4 2021. Hoàng Văn Chung. Sự mở rộng các quan hệ quốc tế của cộng đồng 93 chẽ với nhau trên các cơ sở như dân tộc ngôn ngữ văn hóa truyền thống và phương thức làm ăn kinh tế. Theo số liệu Tổng điều tra thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam năm 2019 của Tổng cục Thống kê tổng dân số người Chăm là người trong đó nam là người nữ là người hộ gia đình trung bình 4 người hộ 57 9 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN