tailieunhanh - Kết quả và khuynh hướng nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam qua một số nguồn tư liệu

Kết quả và khuynh hướng nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam qua một số nguồn tư liệu trình bày việc phân loại và phân tích theo 5 nội dung: Đối tượng nghiên cứu; Số lượng bài nghiên cứu; Tác giả nghiên cứu; Địa bàn nghiên cứu; Tộc người nghiên cứu,. bài viết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2015 100 PHẠM VĂN THÀNH* NGUYỄN VĂN PHẢI** KẾT QUẢ VÀ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM QUA MỘT SỐ NGUỒN TƯ LIỆU Tóm tắt: Dựa trên thống kê công trình nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam đăng trên 5 tạp chí: Triết học, Dân tộc học, Nghiên cứu Lịch sử, Cộng sản, Nghiên cứu Tôn giáo từ năm 1975 đến năm 2013, bài viết phân loại và phân tích theo 5 nội dung: đối tượng nghiên cứu, số lượng bài nghiên cứu, tác giả nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, tộc người nghiên cứu nhằm góp phần tổng kết kết quả và khuynh hướng nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam trong vòng 40 năm gần đây. Từ khóa: Kết quả, khuynh hướng, nghiên cứu, tôn giáo, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Tôn giáo ở Việt Nam từ lâu được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trải qua thời gian, số lượng bài viết về các khía cạnh khác nhau của các tôn giáo ở Việt Nam đã khá nhiều. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài Tổng Mục lục hằng năm của các tạp chí, có rất ít các bài viết hay công trình nghiên cứu mang tính tổng quan về tình hình nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tình hình nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam, xác định các chủ đề nghiên cứu được quan tâm và hi vọng gợi mở hướng nghiên cứu trong thời gian tới. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ tập trung vào việc thu thập, phân tích số liệu các bài viết được đăng trên 5 tạp chí (Tạp chí Triết học, Tạp chí Dân tộc học, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo) từ năm 1975 đến hết năm 2013 (chắc chắn là việc thu thập số lượng bài viết của chúng tôi chưa hoàn toàn đầy đủ), và tập trung vào các * Giảng viên bộ môn Nhân học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. ** Học viên sau đại học khoa Nhân học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm Văn Thành, Nguyễn Văn Phải. Kết quả và khuynh hướng 101 nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam, không đề cập đến các bài viết về tôn giáo ở nước ngoài.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN