tailieunhanh - Giáo trình kiểm tra đánh giá trong dạy học 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách giáo trình "Kiểm tra đánh giá trong giáo dục" trình bày các nội dung: Phân tích và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá, một số kỹ thuật đánh giá trong lớp học. | Chương 4 PHÂN TfCH VÀ SỬ DỤNG KẾT QUÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Sau chương 4 người học có thể Trình bày được các chỉ số đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm độ khó độ phân biệt theo lý thuyết khảo thí cổ điển tính toán được cho những trường hợp cụ thế. Giải thích được các cách tính độ tin cậy tính toán được độ tin cậy trong các trường hợp cụ thể. T ừ những kết quả tính toán đưa ra nhận xét về chất lượng câu hỏi đề kiểm tra chỉ ra điểm cần điều chỉnh cho câu hỏi đề kiểm tra. Giải thích được những hạn chế của lý thuyết khảo thí cổ điển đưa ra tính ưu việt của lý thuyết khảo thí hiện đại. . Lý th u y ế t tr ắ c n g h iệ m cổ điển Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển Classical Test Theory-CTT là lý thuyết thuộc lĩnh vực khoa học đo lường trong giáo dục educational measurement và tâm trắc học psychometrics làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế và đánh giá các công cụ đo lưòng năng lực hoặc trình độ của đối tưọng được đo. Lý thuyết này phát triển khoảng đầu thế kỷ XX và được hệ thống hóa vào thập niên 1970. Đối sánh với Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển là Lý thuyết ứ n g đáp câu hỏi Item Response Theory 134 GIÁO TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC - IRT được bắt đầu xây dựng từ nửa sau của thế kỷ 20 cả hai đều dựa trên các mô hình toán học. Lý thuyết Trắc nghiệm cô điên dựa trên mô hình toán học mô tả kết quả của một phép đo thông qua phương trình bậc 1 x T E l . Trong đó T là giá trị thực không xác định được và bất biến trong các lần đo X là giá trị biểu kiến xác định được và thay đồi trong các lần đo và E là sai số của phép đo tính được và thay đổi trong các lần đo . Phương trình này biểu diễn một qui tấc Phần lớn các phép đo chỉ thu được các giá trị biểu kiến X. Giá trị biểu kiến X chính là giá trị thực T mà ta không đo được được hiệu chỉnh bằng sai số của phép đo E. Trong toán thống kê phương sai ơ là đại lượng đặc trưng cho sai số của phép đo. Có hai loại sai số chính Sai số ngẫu nhiên và Sai số hệ thống. Sai số ngẫu nhiên gần như bao giờ cũng tồn tại chủ yếu là do hoạt động

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN