tailieunhanh - Bài giảng Vi sinh: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Phần 1 của tập bài giảng Vi sinh cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: đại cương vi sinh y học; đối tượng nghiên cứu và lịch sử phát triển của vi sinh vật học; hình thể, cấu tạo và sinh lý của vi khuẩn; di truyền vi khuẩn; ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến sự phát triển của vi sinh vật; tiệt trùng - khử trùng và kháng sinh; vi khuẩn bacteriophage; kháng nguyên vi sinh vật; sự đề kháng của cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh; kỹ thuật miễn dịch sử dụng trong chẩn đoán vi sinh vật; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | BÀI GIẢNG VI SINH Đơn vị biên soạn KHOA Y Hậu Giang Năm 2017 PHẦN I ĐẠI CƯƠNG VI SINH Y HỌC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC Mục tiêu học tập 1. Trình bày được đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học. 2. Trình bày được lịch sử phát triển của vi sinh vật học và hướng giải quyết bệnh nhiễm trùng hiện nay. I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VI SINH VẬT HỌC Vi sinh vật học Microbiology là khoa học khảo sát hoạt động của các vi sinh vật từ Hylạp micros là nhỏ bé bios là sự sống và logos là khoa học . Vi sinh vật là các sinh vật nhỏ bé mắt trần không thấy và chỉ được phát hiện bằng kính hiển vi. Muốn đo kích thước của vi sinh vật người ta sử dụng các đơn vị sau Micromet m micrometre 10-6m Nanomet nm nanometre 10-9m Angstrom 10-10m Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn nấm men nấm mốc tảo nguyên sinh động vật và virus. Trước khi khám phá vi sinh vật người ta chia sinh vật làm 2 giới giới động vật và giới thực vật. Sau khi khám phá vi sinh vật người ta nhận thấy vi sinh vật kết hợp những đặc tính của thực vật và động vật với tất cả những tổ hợp có thể có cho nên việc phân loại sinh vật thành hai giới làm phát sinh một số điều không hợp lý. Ví dụ như nấm men được phân loại là thực vật vì phần lớn không di động mặc dù chúng ít có những tính chất của thực vật và cho thấy những liên hệ sinh tiến hóa đậm nét với nguyên sinh động vật. Năm 1866 nhà khoa học Đức E. Haeckel đề nghị xếp vi sinh vật vào một giới riêng giới Protista. Giới này phân biệt với thực vật và động vật ở sự tổ chức đơn giản của chúng dù đơn bào hoặc đa bào tế bào của chúng không biệt hóa thành mô. Protista được phân loại như sau Protista lớp trên cấu trúc tế bào giống như tế bào động vật và thực vật bao gồm - Tảo trừ tảo xanh lục . - Nguyên sinh động vật. - Nấm men. - Nấm mốc. Protista lớp dưới cấu trúc tế bào đơn giản hơn nhiều và bao gồm - Vi khuẩn. - Tảo xanh lục. Protista lớp trên có tế bào nhân thật Protista lớp dưới có tế bào nhân nguyên thuỷ. 185 Theo kiến nghị của nhà sinh vật học Trung

TỪ KHÓA LIÊN QUAN