tailieunhanh - Bài giảng Vật lý đại cương: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Vật lý đại cương tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: dòng điện không đổi; từ trường dòng điện không đổi; cảm ứng điện từ; quan học; cơ sở của quang hình học - dụng cụ quang học; bản chất của ánh sáng; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | Chương 6 DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI . NHỮNG KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU . Định nghĩa dòng điện Trong môi trường dẫn điện các điện tích tự do luôn luôn chuyển động hỗn loạn. Dưới tác dụng của điện trường ngoài các điện tích tự do đó sẽ chuyển động có hướng điện tích dương chuyển động cùng chiều điện trường đi tích âm chuyển động ngược chiều điện trường. Dòng các hạt điện tích chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện trường gọi là dòng điện. Theo quy ước chiều của dòng điện là chiều chuyển dời của các hạt điện tích dương hay là ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt điện tích âm. . Bản chất dòng điện trong các môi trường Bản chất dòng điện trong các môi trường khác nhau cũng khác nhau Hình . Thực vậy như ta đã biết trong kim loại các nguyên tử liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành mạng tinh thể kim loại. Các ion dương chỉ dao động xung quanh nút mạng dòng các điện tử tự do electron tự do chuyển động hỗn loạn trong không gian giữa các nút mạng. Dưới tác dụng của điện trường chính các điện tử tự do này chuyển động tạo ra dòng điện Hình Hình Trái lại trong chất điện phân khi chưa có điện trường ngoài các phân tử chất điện phân do tương tác với nhau đã tự phân ly thành ion dương ion âm. Dưới tác dụng của điện trường các ion này chuyển động tạo ra dòng điện Hình . Khối lượng m của chất được giải phóng ra ở điện cực bình điện phân được tính theo công thức 49 1 A m g . .It F n Trong đó F là một hằng số gọi là số Farađây F 96500C mol A là khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực. Đối với chất khí ở trạng thái bình thường các phân tử khí hầu như đều ở trạng thái trung hoà về điện. Tuy nhiên khi có kích thích bên ngoài các phân tử khí có thể giải phóng điện tử thành ion dương. Các điện tử được giải phóng một số ở trạng thái tự do một số kết hợp với nguyên tử trung hoà khác thành ion âm. Khi có điện trường ngoài cả ion dương ion âm điện tử đều chuyển động tạo ra dòng điện Hình . Chân không vốn không có hạt mang điện. Nó chỉ dẫn .
đang nạp các trang xem trước