tailieunhanh - Tính đa dạng và hiện trạng bảo tồn các loài thực vật họ hồ đào (Juglandaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La

Bài viết Tính đa dạng và hiện trạng bảo tồn các loài thực vật họ hồ đào (Juglandaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La nghiên cứu chuyên sâu về thực vật họ Hồ đào tại Khu BTTN Xuân Nha giúp đánh giá đầy đủ về thành phần loài và hiện trạng bảo tồn các loài này tại khu vực, đồng thời, góp phần bổ sung cơ sở khoa học và những thông tin hữu ích cho công tác quản lý, bảo tồn các loài thực vật nói chung và thực vật họ Hồ đào nói riêng tại Khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÍNH ĐA DẠNG VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI THỰC VẬT HỌ HỒ ĐÀO Juglandaceae TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA TỈNH SƠN LA Hoàng Văn Sâm1 Nguyễn Văn Nam2 Trịnh Văn Thành1 Dương Thị Bích Ngọc1 Nguyễn Thế Hưởng1 Nguyễn Văn Lý1 Phùng Thị Tuyến1 TÓM TẮT Thực vật họ Hồ đào Juglandaceae tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên BTTN Xuân Nha tỉnh Sơn La khá đa dạng về thành phần loài với 5 loài thuộc 4 chi được ghi nhận chiếm 45 5 tổng số loài 57 1 tổng số chi thuộc họ Hồ đào tại Việt Nam trong đó Hóa hương Platycarya strobilacea Sielbold amp Zuccarini là loài mới được ghi nhận cho hệ thực vật Xuân Nha. Thực vật họ Hồ đào tại khu vực nghiên cứu có giá trị bảo tồn cao với 3 loài được ghi nhận trong Danh lục Đỏ IUCN 2021 2 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 . Thực vật họ Hồ đào tại khu vực nghiên cứu chủ yếu phân bố ở độ cao dưới 700 m so với mực nước biển với 5 loài được ghi nhận. Trong đó Hóa hương Platycarya strobilacea Sielbold amp Zuccarini và Mạy châu Carya tonkinensis Lecomte có biên độ cao lớn phân bố cả 3 đai cao tại khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu đã đánh giá đặc điểm hình thái sinh học sinh thái và phân bố của 5 loài thuộc họ Hồ đào tại Khu BTTN Xuân Nha. Trong 5 loài thì Chẹo tía Alfaroa roxburghiana Lindl. ex Wall. Iljinsk và Cơi Pteracarya tonkinensis Dode còn gặp khá nhiều và có tái sinh tự nhiên tốt. Trong khi đó Chò đãi Carya sinensis Dode Hóa hương Platycarya strobilacea Sielbold amp Zuccarini và Mạy châu Carya tonkinensis Lecomte số lượng gặp ngoài tự nhiên còn ít đặc biệt là Hóa hương chưa được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 cũng như Danh lục Đỏ của IUCN 2021 nhưng số lượng loài gặp tự nhiên còn rất ít. Vì vậy cần có chương trình nghiên cứu nhân giống và bảo tồn các loài thực vật thuộc họ Hồ đào tại Khu BTTN Xuân Nha trong đó chú ý ưu tiên các loài Chò đãi Hóa hương và Mạy châu. Từ khóa Bảo tồn họ Hồ đào Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha Sơn La thực vật. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 6 Họ Hồ đào tại Việt Nam được ghi nhận 11 loài Khu Bảo tồn Thiên nhiên BTTN

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    171    1    23-12-2024
26    134    2    23-12-2024