tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương trình bày Một số vấn đề lý luận về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh; thực trạng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và thực tiễn áp dụng ở Việt Na; một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực thi hành pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. | Đ ẠI HỌ C QU ỐC G I A H À NỘ I K H O A LU Ậ T VŨ THỊ THÚY HẰNG PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ 60105 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PHẠM DUY NGHĨA HÀ NỘI- NĂM 2005 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Cạnh tranh là một quy luật vận động cơ bản của nền kinh tế thị trường đồng thời nó còn là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy bảo đảm trật tự cạnh tranh có hiệu quả đã trở thành một nguyên tắc cơ bản cho các chế độ kinh tế dựa trên nền tảng cơ chế thị trường. Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều quan tâm đến việc kiểm soát và điều tiết cạnh tranh bằng pháp luật nhằm chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh nhằm khuyến khích bảo vệ cạnh tranh kiểm soát và chống xu hướng độc quyền. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2001 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh và bình đẳng phát triển của kinh tế nhiều thành phần ở nước ta đặt cơ sở cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu ở Việt Nam. Thực tế trong môi trường kinh doanh bên cạnh những hoạt động cạnh tranh lành mạnh đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hạn chế cạnh tranh lạm dụng vị thế độc quyền của các doanh nghiệp gây ra những hậu quả xấu làm tổn hại đến nền kinh tế nói chung và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp của người tiêu dùng nói riêng. Thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta thời gian qua cho thấy thực trạng cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt ở những mức độ và hình thức khác nhau giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Đã xuất hiện các hành vi vi phạm pháp luật vi phạm đạo đức kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh chúng xâm nhập vào trong lĩnh vực đời sống kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau như sản xuất và buôn bán hàng giả nhái nhãn hiệu hàng hóa nhái kiểu dáng sản phẩm quảng cáo mang tính .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN