tailieunhanh - Hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Bài viết đánh giá các quy định của Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tác giả chủ yếu bình luận thực tiễn thi hành pháp luật về các vấn đề: Khái niệm thuật ngữ “nhượng quyền thương mại”, chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Từ đó, tác giả đề xuất sửa đổi một số quy định Luật thương mại năm 2005 và văn bản pháp lý có liên quan. | HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Vũ Thị Hoà Như1 Tóm tắt Bài viết đánh giá các quy định của Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tác giả chủ yếu bình luận thực tiễn thi hành pháp luật về các vấn đề khái niệm thuật ngữ nhượng quyền thương mại chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Từ đó tác giả đề xuất sửa đổi một số quy định Luật thương mại năm 2005 và văn bản pháp lý có liên quan. Từ khoá nhượng quyền thương mại Luật thương mại hợp đồng nhượng quyền thương mại Những năm gần đây nhượng quyền thương mại NQTM không còn xa lạ và là hoạt động có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn lại cả quá trình phát triển hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam ngày càng khởi sắc và được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh các thương hiệu trong nước nhượng quyền nổi tiếng như Cà phê Trung Nguyên Phở 24 Kinh Đô đã xuất hiện các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài như KFC Lotteria Jollibee Mcdonalds cà phê Starbucks được nhượng quyền tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nhượng quyền thương mại việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động NQTM là điều vô cùng cần thiết. Dưới góc độ pháp lý trước năm 2005 hầu như chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách trực tiếp tới NQTM. Có thể nói hoạt động NQTM ở Việt Nam mới chỉ được chính thức điều chỉnh trong Luật Thương mại 2005 cùng với một số văn bản hướng dẫn thi hành. Không thể phủ nhận Luật Thương mại 2005 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới cho hệ thống pháp luật NQTM củaViệt Nam. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay sau 15 năm ban hành các quy định này đã mất đi tính thời sự và không còn phù hợp với tình hình phát triển của hoạt động nhượng quyền đã ngày càng phức tạp và mới mẻ. Do đó việc rà soát đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về NQTM và đề xuất các giải pháp sửa đổi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN