tailieunhanh - Phương pháp rời rạc hoá để tăng độ chính xác của mô phỏng di tản trong tình huống xảy ra thiên tai

Bài báo này trình bày phương pháp rời rác hoá mô phỏng để tăng độ chính xác của mô phỏng. Ngoài ra, nghiên cứu này còn đề xuất một phương pháp để tối ưu hoá việc rời rạc này để tăng tốc độ thực hiện mô phỏng. | Lê Văn Minh Phạm Tuấn Anh 245 Phương pháp rời rạc hoá để tăng độ chính xác của mô phỏng di tản trong tình huống xảy ra thiên tai Lê Văn Minh1 Phạm Tuấn Anh2 1 Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Đại học Đà Nẵng lvminh@ 2 Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Đại học Đà Nẵng ptanh@ Tóm tắt. Hiện nay thiên tai nghiêm trọng nhất đối với con người là sóng thần. Đối với sóng thần thì cách hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại đó là di tản. Với yêu cầu thực tế của việc di tản ngày càng nhiều giải pháp cũng như là mô hình mô phỏng việc di tản được đề xuất để dự đoán số lượng thương vong cũng như để chuẩn bị các giải pháp cứu hộ. Cùng với sự phát triển của hệ thống mô phỏng theo hướng tác tử agent-based simulation ngày càng nhiều mô phỏng di tản được xây dựng theo hướng này. Vấn đề cơ bản của việc mô phỏng hướng tác tử đó là mô phỏng thời gian. Trên thực tế thời gian là một giá trị liên tục nhưng trong máy tính giá trị này lại là rời rạc. Vì thế câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để rời rác hoá mô phỏng sao cho kết quả mô phỏng giống với thực tế nhất. Bài báo này trình bày phương pháp rời rác hoá mô phỏng để tăng độ chính xác của mô phỏng. Ngoài ra nghiên cứu này còn đề xuất một phương pháp để tối ưu hoá việc rời rạc này để tăng tốc độ thực hiện mô phỏng. Từ khóa mô phỏng hướng tác tử thời gian rời rạc hệ thống thông tin địa lý thảm họa thiên nhiên tinh chỉnh tối ưu. 1 Đặt vấn đề Hiện nay thiên tai nghiêm trọng nhất đối với con người là sóng thần. Trong số những trận sóng thần gần đây sóng thần diễn ra ở Nhật Bản năm 2011 1 đã cướp đi hàng trăm sinh mạng và cùng theo đó là một hậu quả nghiêm trọng về vấn đề rò rỉ hạt nhân. Cho tới nay di tản là cách hiệu quả nhất để bảo vệ người dân khỏi sóng thần. Bài toán đặt ra là làm thế nào để đánh giá độ hiệu quả của việc di tản trước khi sóng thần diễn ra. Mô hình hoá hướng tác tử còn được gọi là Agent-Based Modeling là một hướng tiếp cận tốt để giải bài toán mô phỏng việc di tản. Với hướng tiếp cận này chúng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN