tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của bề rộng liên kết đến ứng xử chịu cắt của đất rời rạc mô phỏng bằng phương pháp phần tử rời rạc

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phần tử rời rạc để mô phỏng ứng xử chịu cắt của đất rời rạc. Đất rời rạc được lý tưởng hóa thành một tập hợp các hạt hình tròn, với kích thước các phần tử được tuân theo một quy luật cho trước. | Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng ĐHXDHN 2023 17 4V 114 122 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỀ RỘNG LIÊN KẾT ĐẾN ỨNG XỬ CHỊU CẮT CỦA ĐẤT RỜI RẠC MÔ PHỎNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ RỜI RẠC Nguyễn Trung Kiên a Võ Thành Trungb a Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 55 đường Giải Phóng quận Hai Bà Trưng Hà Nội Việt Nam b Khoa Cầu Đường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 566 Núi Thành quận Hải Châu TP. Đà Nẵng Việt Nam Nhận ngày 02 6 2023 Sửa xong 28 6 2023 Chấp nhận đăng 04 7 2023 Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phần tử rời rạc để mô phỏng ứng xử chịu cắt của đất rời rạc. Đất rời rạc được lý tưởng hóa thành một tập hợp các hạt hình tròn với kích thước các phần tử được tuân theo một quy luật cho trước. Khác với các nghiên cứu cổ điển khi bỏ qua bề rộng liên kết giữa các phần tử trong nghiên cứu này bề rộng liên kết được kể đến thông qua sức kháng lăn giữa các hạt có tương tác với nhau. Tiếp đó một chuỗi các thí nghiệm nén hai trục đã được tiến hành. Kết quả cho thấy rằng bề rộng vùng liên kết làm gia tăng đáng kể sức bền khác cắt của mẫu đất rời rạc. Ngoài ra các đặc trưng cơ học khác như góc giãn nở dilatancy angle sự xoay của các phần tử đều bị ảnh hưởng bởi bề rộng vùng liên kết trong khi đó mô đun đàn hồi ban đầu hay hệ số poisson lại ít bị ảnh hưởng bởi giá trị này. Từ khoá phương pháp phần tử rời rạc DEM đất rời rạc nén hai trục bề rộng liên kết. EFFECTS OF CONTACT LENGTH ON THE SHEAR STRENGTH OF COHESIONLESS GRANULAR SOILS SIMULATED BY DISCRETE ELEMENT MODELING Abstract In this paper 2D Discrete Element Modeling DEM based on molecular dynamics was used to model idealized granular materials. The granular materials were made up of idealized circular particles. Unlike conventional model by DEM in which the contact region between particles is assumed to be small compared to particles radius in this current research we employ a rolling resistance RR model to describe the interaction between particles in contact. As a result the region with

TỪ KHÓA LIÊN QUAN