tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để thực hiện tốt việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ trong giai đoạn hiện nay thông qua các biện pháp trên tôi đã phần nào nhận được kết quả đáng mừng. Vì thế bản thân tôi có một số đề xuất như sau: Cần mở các khóa bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng sống cho trẻ để giáo viên nâng cao tay nghề và giảng dạy trẻ một cách khoa học hơn. | Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin mạnh dạn trong giao tiếp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của ông bà cha mẹ. Bên cạnh đó do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gởi tới trường Mầm non để học tập nhằm giúp các bậc phụ huynh có thời gian làm việc tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy hầu hết thời gian là trẻ ở trường. Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp hiểu biết mà vẫn hồn nhiên mạnh dạn linh hoạt như ở gia đình đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn của một giáo viên mầm non phụ trách nhóm lớp. Tuy tất cả các giáo viên đã đi học ở trường Sư phạm về sự cần thiết để xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện cho một đứa trẻ nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp để trẻ luôn trật tự trong thời gian tiến hành tiết học cũng như rèn trẻ ngoan trong thời gian trẻ thực hiện một số hoạt động khác trong lớp. Nhưng mặt trái của việc đó là các giáo viên vô tình làm cho trẻ mất đi sự tự tin mạnh dạn sáng tạo của bản thân và chính điều này đã ảnh hưởng phần nào đến việc dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Để khắc phục vấn đề này bản thân tôi nhận thấy cần có một số biện pháp để cải thiện tình trạng hiện nay và đây cũng là lý do mà tôi đã chọn đề tài Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin mạnh dạn trong giao tiếp . II. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Chúng ta phải thừa nhận một điều là trẻ con ngày nay đã thông minh hơn lanh lẹ hơn và lém lĩnh hơn. Nhưng khi trẻ vào lớp học thì các trẻ không dám nói lên những điều trẻ thích không dám mạnh dạn giao tiếp với người lớn theo suy nghĩ của mình. Chỉ một số ít trẻ dám nói lên những suy nghĩ khi trò chuyện cùng cô hay người lớn khi đến lớp. Nguyên nhân là do trong quá trình tiến hành giảng dạy giáo viên không có sự giao tiếp gần gũi giữa cô và trẻ cô thường dạy rập khuôn theo giáo án. Bởi vì giáo viên luôn nghĩ rằng nếu vui vẻ d dãi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.