tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm đánh giá học sinh có hiệu quả theo Thông tư 30

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; . | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp nhằm đánh giá học sinh có hiệu quả theo Thông tư 30 Họ và tên Nguyễn Thị Lan Sinh ngày 05 11 1978 Chức vụ Giáo viên Đơn vị công tác Trường Tiểu học Thanh Lạc Nho Quan Ninh Bình Email nguyenlan_tlnq@ Điện thoại 0944059625. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu trọng tâm và then chốt của công cuộc đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục phải là phát huy năng lực của người học từ đó hoàn thiện năng lực phẩm chất cá nhân. Đổi mới giáo dục tiểu học là một nội dung trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo. Qua đó đổi mới toàn bộ mục tiêu chương trình sách giáo khoa phương pháp dạy học và đặc biệt là cách đánh giá học sinh theo thông tư 30. Điều đó cho thấy việc dạy kiến thức không phải là nhiệm vụ quan trọng nhất mà bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải chú trọng đến khâu dạy người . Đối với học sinh tiểu học được đến trường được tham gia vào các hoạt động giáo dục được đánh giá một cách công bằng khách quan và được động viên là một vấn đề rất được quan tâm của tất cả mọi đối tượng xung quanh trẻ. Đóng vai trò quan trọng trong nhận xét đánh giá học sinh ở nhà trường đó chính là đội ngũ giáo viên bao gồm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn. Nếu được đánh giá động viên đúng mức học sinh coi đó như một động lực để phấn đấu cố gắng trong học tập và khi tham gia các hoạt động tập thể. Ngược lại những đánh giá nhận xét tiêu cực sẽ làm tổn thương tới trẻ khiến trẻ có những hành vi trạng thái tiêu cực hạn chế sự phát triển nhân cách của trẻ. Trải qua hơn 16 năm trong nghề với 2 năm thay đổi trong nhận xét đánh giá học sinh bản thân tôi gặp khá nhiều lúng túng với sự thay đổi này. Tuy nhiên với tâm huyết cùng nghề lòng yêu mến học sinh sự không ngừng học hỏi trong công việc tôi đã cảm thấy tự tin thoải mái hơn với sự thay đổi này. Trong quá trình dạy học và giáo dục của mình tôi đã rất trăn trở và hàng ngày đều ghi ra những kinh nghiệm những việc làm dù

TỪ KHÓA LIÊN QUAN