tailieunhanh - Liên kí hiệu trong truyện ngắn Haruki Murakami

Vận dụng lí thuyết liên kí hiệu để nghiên cứu truyện ngắn Murakami, tôi nhận thấy tuy ông là bậc thầy kể chuyện nhưng truyện ngắn của ông đa phần là viết dựa vào truyện của một tác giả nào đó. Chúng tôi không xem đó là hiện tượng đạo văn vì Murakami có ý thức đối thoại hoặc viết khác các nhà văn đi trước. Nhưng điều đó cho thấy điểm hạn chế trong sáng tạo nghệ thuật của Murakami. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2021 Volume 66 Issue 2 pp. 3-13 This paper is available online at http LIÊN KÍ HIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN HARUKI MURAKAMI Lê Huy Bắc Khoa Việt Nam học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Vận dụng lí thuyết liên kí hiệu để nghiên cứu truyện ngắn Murakami tôi nhận thấy tuy ông là bậc thầy kể chuyện nhưng truyện ngắn của ông đa phần là viết dựa vào truyện của một tác giả nào đó. Chúng tôi không xem đó là hiện tượng đạo văn vì Murakami có ý thức đối thoại hoặc viết khác các nhà văn đi trước. Nhưng điều đó cho thấy điểm hạn chế trong sáng tạo nghệ thuật của Murakami. Thêm nữa ông có mục đích kiếm tiền bằng văn chương nên ông đã viết dài và nhiều. Đọc Murakami có sự nhàm chán nhất định. Trong sự nghiệp sáng tác của mình Murakami chịu ảnh hưởng nhiều từ Kafka Hemingway và đặc biệt là Raymond Carver. Ông ít chịu ảnh hưởng từ các nhà văn Nhật. Và cho dù các nhà văn Nhật chỉ trích lối viết xa rời truyền thống của ông thì Murakami vẫn là nhà văn Nhật. Chỉ có khác là ông muốn hướng đến đối tượng người đọc toàn cầu. Từ khóa lí thuyết liên kí hiệu kí hiệu truyện ngắn Murakami văn học Nhật Bản. 1. Mở đầu Mỗi một kí hiệu đều có diễn ngôn của nó. Diễn ngôn là toàn bộ các yếu tố văn hóa ngầm ẩn được lưu giữ trong kí hiệu. Kí hiệu được hình thành từ một môi trường văn hóa nhất định. Tự kí hiệu sẽ có một hoặc nhiều diễn ngôn cụ thể qua thời gian. Trước khi kết thành chuỗi để biểu nghĩa như lời mệnh đề câu đoạn thì bản thân kí hiệu đều có diễn ngôn riêng của nó. Chính các diễn ngôn nền này là cơ sở để liên kí hiệu trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tạo nghĩa mở rộng nghĩa hoặc tăng khả năng biểu nghĩa trong giao tiếp. Diễn ngôn chính là năng lực văn hóa của kí hiệu ở từng thời điểm cụ thể. Diễn ngôn là loại nghĩa đặc biệt xuất hiện ở tầng sâu của nghĩa giao tiếp thông thường là sự hàm ẩn vi diệu trong kí hiệu và là sự định hướng ngầm bất khả kháng trong đời sống cũng như trong tác phẩm văn chương.