tailieunhanh - Áp dụng DACUM để chuyển tải các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của thị trường lao động vào chương trình đào tạo tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Bài viết chia sẻ các bước của quy trình để phân tích kết quả từ yêu cầu của thị trường lao động và chuyển tải vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này. | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ÁP DỤNG DACUM ĐỂ CHUYỂN TẢI CÁC YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH ThS. Nguyễn Thị Anh Đào Nguyễn Duy Minh Trần Ái Cầm Trường Đại học Nguyễn Tất Thành TÓM TẮT Với quan điểm cải tiến liên tục không ngừng để nâng cao chất lượng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đang sử dụng Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học Asean AUN-QA để quản trị tham chiếu cải tiến chất lượng trong đó quan trọng nhất là cải tiến chương trình đào tạo. Một trong những yếu tố cốt lõi khi rà soát chương trình đào tạo là chuẩn đầu ra phải đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động. Nhà trường đã thực hiện tổ chức Hội thảo phân tích năng lực nghề DACUM để phân tích các yêu cầu nghề nghiệp và chuyển tải vào chương trình đào tạo. Bài viết chia sẻ các bước của quy trình để phân tích kết quả từ yêu cầu của thị trường lao động và chuyển tải vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Từ khóa Liên kết năng lực nghề nghiệp chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đang đặt ra cho nền giáo dục đại học ĐH đó là tình trạng việc làm của sinh viên SV tốt nghiệp SV ra trường thiếu kỹ năng phải đào tạo lại chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động do đó nhu cầu liên kết giữa trường ĐH và doanh nghiệp DN trong quá trình đào tạo trở nên cấp thiết để giải quyết các vấn đề nêu trên. Theo Werner Hofer 2016 cho biết để giải quyết các vấn đề của ĐH đang gặp phải cần nâng cao mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở đào tạo và DN nhằm phát triển các chương trình hợp tác đa phương giúp chia sẻ và linh hoạt hóa tri thức thực hành kỹ thuật và nguồn lực tài chính hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững. Rõ ràng không thể đánh giá một cơ sở giáo dục là có thương hiệu uy tín khi mà tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm không cao vì vậy trường ĐH cần phải kết nối được nhu cầu của nền kinh tế .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN