tailieunhanh - Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
Việc gây nuôi đàn cá ngựa đen bố mẹ (F1) hứa hẹn nhiều triển vọng, là yêu cầu cấp thiết để khôi phục nguồn lợi cá ngựa và phát triển nghề nuôi trồng, xuất khẩu cá ngựa của Việt Nam. Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen bố mẹ (F1) tại Khánh Hòa là một trong những nội dung nhằm hoàn thiện đề tài “Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) thế hệ thứ II tại Khánh Hòa” được triển khai tại Chi nhánh Ven Biển/Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga trong thời gian 2018 - 2019. | Nghiên cứu khoa học công nghệ THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ NGỰA ĐEN Hippocampus kuda Bleeker 1852 BỐ MẸ THẾ HỆ THỨ I TẠI KHÁNH HÒA NGUYỄN THỊ HẢI THANH 1 HUỲNH MINH SANG 2 LÊ THỊ KIỀU OANH 1 VÕ THỊ HÀ 1 NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN 1 HOÀNG NGỌC LÂM 1 GIÁP VĂN THỤ 3 1. MỞ ĐẦU Quy trình sản xuất giống cá ngựa đen Hippocampus kuda Bleeker 1852 đã được nhiều tác giả trong nước và trên thế giới nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó cá ngựa bố mẹ tham gia sinh sản chủ yếu có nguồn gốc từ đánh bắt tự nhiên thu gom nuôi vỗ cho sinh sản 1 2 3 4 5 . Là một trong những đối tượng trong danh sách các loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới do phải đối mặt với nhiều vấn đề trong bảo tồn biển bao gồm khai thác quá mức đánh bắt ngẫu nhiên và mất môi trường sống. Cá ngựa thế hệ thứ I F1 đã được một số tác giả trên thế giới thử nghiệm nuôi dưỡng sinh sản trong điều kiện nhân tạo và thu được một số kết quả bước đầu. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo 3 loài cá ngựa H. fuscus H. barbouri và H. kuda thu cá đực ôm trứng từ tự nhiên và cho cá đẻ trong điều kiện nhân tạo cá con được cho ăn bằng Artemia làm giàu trong 7 ngày đầu sau đó bổ sung thêm Copepoda và được thay dần bằng Mysida đông lạnh tỷ lệ sống tối đa là 100 tốc độ tăng trưởng chiều dài và khối lượng cao nhất ở H. kuda và thấp nhất ở H. barbouri. Tuy nhiên thời gian thành thục sinh dục và sinh sản nhanh nhất là H. fuscus F1 và chậm nhất là H. kuda. Thức ăn có ảnh hưởng đến phát triển buồng trứng và buồng sẹ của cá ngựa H. kuda bố mẹ F1 sử dụng thức ăn Acetes spp tươi sống cho cá thời gian phát dục của cá đực và cá cái sớm nhất lần lượt là 87 6 3 84 ngày và 89 2 3 71 ngày 6 7 8 9 10 11 12 . Theo Công ước CITES cá ngựa đen được đưa vào danh mục cấm xuất khẩu dưới mọi hình thức nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Cá ngựa con thế hệ thứ II F2 phải có nguồn gốc từ cá bố mẹ thế hệ thứ I F1 nuôi dưỡng sinh sản trong điều kiện nhân tạo mới đủ điều kiện xuất khẩu 13 14 15 16 . Cá xuất khẩu thường là cá có kích thước nhỏ từ 4-6 cm cá con cho mục .
đang nạp các trang xem trước