tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm làm rõ chức năng ngữ nghĩa của Tiểu từ tình thái theo hành động ngôn trung và đặc điểm sử dụng của Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ theo phân tầng xã hội về giới. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN MAI PHƯƠNG TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam Mã số 92 22 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2020 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH Phản biện 1. Phản biện 2. Phản biện 3. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm Trường Đại học Vinh Thời gian Vào hồi giờ ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào Trường Đại học Vinh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Tiếng Việt có hệ thống tiểu từ tình thái TTTT đa dạng phong phú. Ngoài những TTTT toàn dân trong mỗi vùng phương ngữ còn có những TTTT địa phương. Các TTTT địa phương được dùng trong giao tiếp qua các ngữ cảnh sử dụng không những thể hiện các ý nghĩa tình thái TT đa dạng tinh tế mà còn mang sắc thái phương ngữ. Cho nên tìm hiểu ý nghĩa TT tiếng Việt ngoài nghiên cứu TTTT toàn dân còn cần tìm hiểu ý nghĩa TTTT phương ngữ điều này cần thiết không chỉ về ngôn ngữ mà còn cả mặt văn hóa xã hội. Nghiên cứu TT trong phương ngữ là góp phần vào việc làm cho bức tranh TT của tiếng Việt ngày càng đầy đủ hơn trong sự đa dạng phong phú của tiếng Việt. . Là yếu tố mang chức năng ngữ nghĩa và chức năng dụng học nên khi được dùng TTTT là một trong các nhân tố thể hiện thói quen vùng miền ý thức xã hội về giới địa vị tuổi tác bối cảnh của người giao tiếp. Các TTTT cuối phát ngôn là một trong những phương tiện quan trọng để thực tại hóa câu biến nội dung mệnh đề dưới dạng nguyên liệu tiềm năng trở thành một phát ngôn trong tình huống giao tiếp nhất định. Tìm hiểu số lượng TTTT cuối phát ngôn và ý nghĩa của chúng trong giao tiếp của người Việt nói chung và người Nam Bộ NB nói riêng là một việc làm cần thiết để bổ sung lí thuyết về từ loại trong đó có TTTT. . Việc tìm hiểu ngữ nghĩa chức năng của TTTT giúp ta thấy rõ thêm ngữ nghĩa và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN