tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt trong các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII

Luận án nghiên cứu với mục tiêu để tìm hiểu tổ chức của danh ngữ và động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII (như: số lượng các thành tố, năng lực hoạt động của các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố với nhau.) trong các văn bản chữ Quốc ngữ. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Theo đó, về danh ngữ, luận án nhận thấy danh ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII có cấu trúc gồm ba thành phần, gồm: thành tố trung tâm, thành tố phụ trước và thành tố phụ sau. Thành tố trung tâm của danh ngữ luôn luôn do danh từ đảm nhiệm. Các danh từ này có thể là DĐV hoặc DK. Các danh ngữ do DĐV đảm nhiệm thường có cấu trúc đầy đủ nhất do DĐV dễ dàng chi phối lượng từ ở phía trước và các định ngữ ở phía sau, đặc biệt là định ngữ hạn định. Các DK [+ đếm được] cũng có thể dễ dàng chi phối các lượng từ ở phần phụ trước và phần định ngữ ở phần phụ sau. Tuy nhiên, do ý nghĩa sự vật của DK đầy đủ hơn so với DĐV nên trong nhiều trường hợp, DK không cần có định ngữ hạn định để chỉ loại/ hạng cho DK ở vị trí trung tâm. Các DK [- đếm được] là những danh từ đảm nhiệm chức năng trung tâm danh ngữ ít điển hình nhất do không có năng lực điều biến các lượng từ ở phần phụ trước. Các định ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm ngoài chức năng chỉ loại/ hạng, còn có chức năng tu sức, miêu tả hay chỉ xuất cho danh từ trung tâm. Định ngữ hạn định luôn có vị trí ổn định, nằm sát cạnh danh từ trung tâm về phía bên trái. Tiếp đến là các định ngữ miêu tả. Định ngữ kết thúc danh ngữ bao gồm một nhóm các tiểu loại định ngữ và chúng gần như không bao giờ cùng xuất hiện đồng loạt trong một danh ngữ. Các từ chỉ lượng, phụ thêm ý nghĩa về số lượng cho danh từ trung tâm thường ở vị trí phía trước, bên phải danh từ trung tâm.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN