tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Ngôn ngữ văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ Quốc ngữ

Luận án bàn luận về sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, tập trung chủ yếu giai đoạn 1932 - 1945: diện mạo, đặc điểm, tiến trình vận động và biến đổi của ngôn ngữ văn xuôi mới qua việc khảo sát một số tác phẩm văn học bằng chữ quốc ngữ (tiểu thuyết, truyện ngắn) của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao. . | Các nhà văn đã đem đến cho nền quốc văn mới một lối văn hoàn toàn mới lạ, hiện đại, cuốn hút, đó là một lối văn đoạn tuyệt với những điển tích sáo ngữ, những câu văn biền ngẫu, những câu văn với lối ngữ pháp dài dòng thay vào đó là những câu văn xuôi có cú pháp mệnh đề rất mới của phương Tây. Sự thay đổi cú pháp tiếng Việt không chỉ mang lại khả năng biểu đạt phong phú, sâu sắc hơn các vấn đề của đời sống xã hội và tâm hồn phức tạp của con người mà còn góp phần đặt nền móng cho sự ra đời của một thứ văn tiếng Việt hiện đại. Mặt khác, nếu không có báo chí quốc ngữ, không có các sáng tác văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX thì sẽ không có cú pháp tiếng Việt bây giờ. Văn xuôi quốc ngữ đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng một thứ văn tiếng Việt theo tư duy phương Tây như câu văn xuôi ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, diễn đạt được mọi trạng thái cảm xúc, tư tưởng, tư duy của con người, hệ thống từ ngữ phong phú, hình ảnh so sánh đẹp, giàu tính biểu cảm, cách diễn đạt tinh tế những rung động nội tâm sâu kín hoặc những cảm xúc mơ hồ, mong manh - nét đặc sắc trong ngôn ngữ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN