tailieunhanh - Bàn thêm về đặc điểm ngữ pháp của từ rồi trong tiếng Việt

Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích các mô tả về từ rồi trong chức năng phụ ngữ cho vị từ của các nhà nghiên cứu đi trước, bài viết trình bày quan điểm của mình về từ hữu quan. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 15 Số 3 2020 BÀN THÊM VỀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ RỒI TRONG TIẾNG VIỆT Lê Thị Cẩm Vân Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email lecamvandhsp@ Ngày nhận bài 13 3 2019 ngày hoàn thành phản biện 22 4 2019 ngày duyệt đăng 02 10 2019 TÓM TẮT Trong bài báo này trên cơ sở phân tích các mô tả về từ rồi trong chức năng phụ ngữ cho vị từ của các nhà nghiên cứu đi trước chúng tôi trình bày quan điểm của mình về từ hữu quan. Chúng tôi biện luận cho việc sử dụng thuật ngữ phó từ cho tư cách từ loại của rồi từ đó đi đến khẳng định rồi và xong thuộc các từ loại khác nhau. Bài báo chỉ ra hai trường hợp phân biệt của rồi ở chức năng phụ ngữ cho vị từ. Ở khả năng kết hợp của rồi tác giả cho rằng không phải rồi có thể kết hợp với bất kì vị từ nào rồi đứng sau danh ngữ trong các cấu trúc ổn định kết hợp với đại từ định vị không gian gắn với hành động tìm kiếm vật thể kết hợp với số từ trong cách nói hạn lệ về tuổi ngày trong tháng hoặc khi tính đếm. Từ khoá Chức năng cú pháp khả năng kết hợp Rồi tư cách từ loại. 1. DẪN NHẬP Trong tiếng Việt từ rồi được coi là xuất hiện với nhiều tư cách từ loại khác nhau gắn với các chức năng cú pháp khác biệt. Trong các nghiên cứu Trần Kim Phượng Trần Thị Quế Chi 9 và Phan Trang 13 gọi rồi là từ đa từ loại. Có thể lấy ví dụ cho các cách sử dụng của rồi theo mô tả của các công trình mà chúng tôi tham khảo được như sau 1 Sự đã rồi. 2 Tôi gặp anh ấy rồi. Ông ấy lành bệnh rồi. 3 Ăn đã rồi hãy đi. Con quét nhà rồi mới đi chơi đấy chứ. 4 đúng rồi tất nhiên rồi được rồi phải rồi nhất rồi lt Với mỗi cách sử dụng việc xác định từ loại cho rồi cũng không hoàn toàn thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Rồi ở 1 được Lê Biên 1 Nguyễn Tài Cẩn 2 Hoàng Phê 8 Trần Kim Phượng Trần Thị Quế Chi 9 Nguyễn Kim Thản 11 xếp vào từ 147 Bàn thêm về đặc điểm ngữ pháp của từ rồi trong tiếng Việt loại động từ Cao Xuân Hạo 4 gọi là vị từ1 các tác giả đều cho rằng rồi 1 đảm nhiệm chức năng vị .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN