tailieunhanh - Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
Trong bài viết này, vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu và phương pháp so sánh, chúng tôi tóm lược nội dung kèm theo nhận định về giá trị đóng góp của các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa, để từ đó chọn lọc, đúc kết những luận điểm phù hợp, có thể vận dụng vào việc nghiên cứu văn hóa. | VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI CÁC LÝ THUYẾT ĐỊA LÝ HỌC VĂN HÓA SINH THÁI HỌC VĂN HÓA VÀ VIỆC VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÝ TÙNG HIẾU Tóm tắt Các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa được phát triển ở phương Tây trong thế kỷ XX đã làm sáng tỏ vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự hình thành biến đổi của văn hóa đồng thời xác định mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên và sự định hình cảnh quan do sản xuất nông nghiệp kỹ thuật xây dựng của con người. Vận dụng các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa trong nghiên cứu văn hóa chúng tôi nhận thức rằng điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hóa là hai nhân tố hợp thành môi trường văn hóa mà trong đó nền văn hóa của các cộng đồng người hình thành vận động và biến đổi. Do những tác động khác nhau của hai nhân tố ấy các nền văn hóa có thể mang tính chất tĩnh tại hay năng động biến đổi chậm chạp hay nhanh chóng mức độ biến đổi ít hay nhiều. Trước những tác động ấy số phận của các nền văn hóa sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo và khả năng lựa chọn của các chủ thể văn hóa. Từ khóa Địa lý học văn hóa sinh thái học văn hóa địa lý tự nhiên giao lưu văn hóa môi trường văn hóa Abstract Theories of cultural geography and cultural ecology developed in the West in the twentieth century have shown the role of the natural environment for the formation and transformation of culture the relationship between culture and the environment the adaptation of people to the natural environment and the forming of landscape created by agricultural production technology and construction. Applying theories of cultural geography and cultural ecology in the study of culture we recognizes that natural geographic conditions and cultural interchange conditions are two components of a cultural environment in which the cultures of human communities form move and transform. Due to the varied effects of those two factors cultures can be static or dynamic slow
đang nạp các trang xem trước