tailieunhanh - Công tác nghiên cứu dân tộc học tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam - Ma Ngọc Dung

Bài viết "Công tác nghiên cứu dân tộc học tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm bày tỏ những khó khăn, hạn chế và những thành tích khiêm nhường đã đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu dân tộc, văn hoá dân tộc của Bảo tàng; đồng thời chia sẻ một số bài học kinh nghiệm và định hướng trong công tác nghiên cứu dân tộc, văn hoá dân tộc của mình. nội dung chi tiết. | Thông báo Dân tộc học năm 2012 49 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU DÂN TỘC HỌC TẠI BẢO TÀNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM MA NGỌC DUNG Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam 1. Đặc điểm tình hình công tác nghiên cứu của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng từ năm 1960 tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên. Ban đầu Bảo tàng có tên gọi Bảo tàng Việt Bắc có chức năng là một bảo tàng khảo cứu địa phương thuộc Khu tự trị Việt Bắc. Sau ngày giải thể cấp hành chính Khu tự trị năm 1976 Bảo tàng được chuyển giao về Bộ Văn hóa quản lý. Từ năm 1980 theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thông tin Bảo tàng đã dần chuyển hướng hoạt động để xây dựng một bảo tàng chuyên ngành văn hóa dân tộc. Đến năm 1990 Bảo tàng chính thức mang tên Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam . Từ đó đến nay các hoạt động của Bảo tàng chuyên sâu về lĩnh vực Dân tộc học và văn hoá dân tộc. Trong đó công tác nghiên cứu chuyên môn và nghiên cứu dân tộc văn hoá dân tộc được hết sức coi trọng. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chuyển hướng 1980 - 1990 do lực lượng cán bộ nghiên cứu còn mỏng trình độ còn hạn chế nên công tác nghiên cứu nhất là nghiên cứu về Dân tộc học và văn hoá dân tộc hầu như chưa được quan tâm mà chủ yếu đầu tư cho công tác nghiên cứu sưu tầm tài liệu hiện vật công tác kiểm kê khoa học và trưng bày phục vụ nhân dân. Từ năm 1990 do yêu cầu hoạt động của một bảo tàng chuyên ngành văn hoá dân tộc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã đặt nhiệm vụ nghiên cứu dân tộc và văn hóa dân tộc lên một bước. Tuy nhiên đối với một cơ quan bảo tàng thì chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn bảo tàng học còn lĩnh vực khác như nghiên cứu dân tộc học văn hóa học. vẫn chỉ đứng ở vị trí sau đó mà thôi. Hiện nay lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam vẫn còn rất hạn chế cả về số lượng và năng lực nghiên cứu. Về số lượng hiện Bảo tàng chỉ có 2 cán bộ có trình độ Tiến sĩ Nhân học 4 Thạc sĩ văn hóa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.