tailieunhanh - Một số biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Trung tại khu vực phía Nam

Bài viết đề cập một số biện pháp phát triển chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Trung tại khu vực phía Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc phát triển chất lượng của đội ngũ GV là khâu chủ chốt trong công tác đổi mới toàn diện nền giáo dục đất nước và phải từng bước thực hiện theo quy trình thống nhất, rõ ràng. | Một số biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Trung tại khu vực phía Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE 1859-3100 Tập 16, Số 4 (2019): 151-158 Vol. 16, No. 4 (2019): 151-158 Email: tapchikhoahoc@; Website: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG TRUNG TẠI KHU VỰC PHÍA NAM Nguyễn Phước Lộc Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Nguyễn Phước Lộc – Email: locnp@ Ngày nhận bài: 30-01-2019; ngày nhận bài sửa: 27-02-2019; ngày duyệt đăng: 23-4-2019 TÓM TẮT Bài viết đề cập một số biện pháp phát triển chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Trung tại khu vực phía Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc phát triển chất lượng của đội ngũ GV là khâu chủ chốt trong công tác đổi mới toàn diện nền giáo dục đất nước và phải từng bước thực hiện theo quy trình thống nhất, rõ ràng. Từ khóa: biện pháp phát triển chất lượng, đội ngũ giáo viên tiếng Trung, khu vực phía Nam. 1. Đặt vấn đề Trước những yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung nói riêng là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển (Thủ tướng Chính phủ, 2008; Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011). Nó cung cấp cho thế hệ trẻ một phương tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữu hiệu trong môi trường đa ngôn ngữ của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, việc học ngoại ngữ nói chung, dạy học tiếng Trung nói riêng vừa là xu hướng tất yếu, vừa là một nhiệm vụ của nhà trường hiện nay (Trần Khánh Đức, 2014). Không những thế, đứng trước xu hướng tất yếu của việc phát triển ngôn ngữ Trung trong thời

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN