tailieunhanh - Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay

Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm ápGia đình là tổ ấm, là nơi thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống. Gia đình trở thành “thiên đường trong thế giới không tim” (chữ dùng theo nhan đề một cuốn sách của tác giả Mĩ ). Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường không khi mà baọ lực gia đình đang là vấn đề mang tính chất. | Dẫn chứng: Theo chị Nguyễn Thị Huyền, Phó chủ tịch Hội phụ nữ huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh: Trong 3 năm, từ 2007 - 2009, trên địa bàn huyện có 174 vụ bạo hành gia đình nổi cộm, chưa kể rất nhiều vụ nạn nhân giấu giếm, không trình báo. Trước đây, do thiếu hiểu biết pháp luật cộng với tàn dư của tư tưởng gia trưởng phong kiến, người đàn ông thường tự cho mình cái quyền “dạy vợ”, còn xã hội quan niệm Bạo Lực Gia Đình là “chuyện vợ chồng người ta”, chính những người phụ nữ (nạn nhân) cũng có tâm lý “xấu chàng hổ ai” nên dù bị chồng chà đạp, bạo hành, họ vẫn nhẫn nhục cam chịu. Vì vậy, các cơ quan chức năng muốn can thiệp cũng rất khó, niệm Bạo Lực Gia Đình vẫn có đất để tồn tại. Hiện nay, Luật Phòng chống niệm Bạo Lực Gia Đình được tuyên truyền rộng rãi đến người dân trong địa bàn Dự án bằng nhiều hình thức: loa truyền thanh; tài liệu, tờ rơi; sân khấu hóa với các tiểu phẩm và những làn điệu dân ca quen thuộc, hấp dẫn, có tác dụng tuyên truyền rất tốt; mỗi tháng, tại cộng đồng thôn, xã lại có một cuộc họp tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống Bạo Hành Gia Đình; phát động người dân ký cam kết “nói không với niệm Bạo Lực Gia Đình”, phát hiện, tố giác người vi phạm Mỗi xã còn thành lập 3 “địa chỉ tin cậy” (công an, trạm y tế, hội phụ nữ xã) với những hoạt động can thiệp, ngăn chặn và hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN