tailieunhanh - Doanh nghiệp Việt cần chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do. Hàng hóa Việt đứng trước cơ hội được tiếp cận nhiều thị trường quy mô lớn với mức thuế ưu đãi, cùng với đó cũng phải đối mặt với vô vàn thách thức. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong các hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và không ngừng nâng cao năng lực phòng vệ thương mại. | TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Taäp 05 2021 Doanh nghiệp Việt cần chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA Nguyễn Thị Hương - CQ56 N ền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do. Hàng hóa Việt đứng trước cơ hội được tiếp cận nhiều thị trường quy mô lớn với mức thuế ưu đãi cùng với đó cũng phải đối mặt với vô vàn thách thức. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong các hoạt động thương mại quốc tế doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và không ngừng nâng cao năng lực phòng vệ thương mại. Đôi nét về Hiệp định EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu viết tắt EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Đây là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng mà Việt Nam tham gia. Việc kết thúc đàm phán ký kết và tiến tới phê chuẩn hiệp định là một chặng đường dài với sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước cũng như sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp các ngành với mục tiêu nâng cao mối quan hệ song phương Việt Nam - Liên minh châu Âu lên một tầm cao mới thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực sau khi được Quốc hội của hai bên phê chuẩn vào ngày 1 tháng 8 năm 2020. EVFTA là một hiệp định toàn diện chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Hiểu biết cơ bản về phòng vệ thương mại Trong quá trình hội nhập kinh tế các quốc gia cam kết cắt giảm những rào cản thương mại để hàng hóa có thể lưu thông một cách tối đa qua biên giới các nước. Tuy nhiên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cho phép áp dụng một số biện pháp phòng vệ thương mại trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không công bằng gây thiệt hại đáng kể. Phòng vệ thương mại là những thủ tục pháp lý cho phép các quốc gia thực hiện những biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời mà không ảnh hưởng tới những cam kết mở cửa thị trường của mình. Các biện pháp phòng vệ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN