tailieunhanh - Ebook Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở (Dành cho cấp uỷ và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở): Phần 2

Cuốn sách gồm 6 chuyên đề, phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn chung và các nội dung cụ thể về công tác tuyên giáo ở cơ sở: công tác giáo dục lý luận chính trị và giáo dục truyền thống cách mạng; công tác tuyên truyền, cổ động; công tác văn hoá, văn nghệ; nắm bắt dư luận xã hội và xử lý tình huống có vấn đề, điểm nóng; công tác khoa giáo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây! | Chuyên đề 4 CÔNG TÁC VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở CƠ SỞ I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN HÓA VĂN NGHỆ 1. Một số khái niệm cơ bản a Khái niệm văn hóa Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn gắn liền với sự ra đời và phát triển của lịch sử nhân loại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận đánh giá theo những cách tiếp cận khác nhau. Ở phương Tây văn hóa Culture có nguồn gốc từ chữ latinh Cultus với nghĩa khởi nguyên là gieo trồng vun xới trong trồng trọt sau này được mở rộng nghĩa dùng trong xã hội chỉ sự gieo trồng trí tuệ cho con người giáo dục đào tạo con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động 117 lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ chữ viết đạo đức pháp luật khoa học tôn giáo văn học nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa 1. Năm 2001 Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới Văn hóa. cần được coi là tập hợp các đặc trưng về tinh thần vật chất trí tuệ và tình cảm của một xã hội hoặc một nhóm người và rằng bên cạnh nghệ thuật và văn chương nó còn bao hàm cả lối sống cách sống trong cộng đồng hệ thống giá trị truyền thống và tín ngưỡng 2. Từ các định nghĩa về văn hóa nêu trên có thể hiểu khái niệm văn hóa như sau Theo nghĩa rộng văn hóa là toàn bộ những thành quả về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên _ 1. Hồ Chí Minh Toàn tập Sđd . 2. Xem UNESCO Tuyên bố toàn cầu về sự đa dạng văn hóa 2001 https . 118 trong quá trình lịch sử của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó phản ánh và thể hiện trình độ phát triển của xã hội đó.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN