tailieunhanh - Thời tôi sống: Phần 2

Trong "Thời tôi sống", nhiều câu chuyện là người thật, việc thật được giữ nguyên tên thật như: Nhà báo, nhà thơ-Liệt sĩ Nguyễn Trọng Định trong "Bài thơ tình đẫm máu", nhạc sĩ Phan Miêng trong “Câu chuyện về một bản hợp xướng”, phóng viên nhiếp ảnh Lâm Hồng Long trong "Trời sáng trong mưa", ông Lê Hồng Tư và bà Nguyễn Thị Châu trong "Côn Đảo, một ngày tháng bẩy", các cán bộ, chiến sĩ và nhà báo trong "Danh dự người lính" và "Thần chết, thần khổ ải" Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách. | Dẫu giọt sương rơi. Một mình ngụy trang ẩn nấp trong bụi điền thanh cô độc giữa cánh đồng chết chóc của chiến tranh. Suốt một ngày trời cận kề với cái chết trong sự săn lùng của máy bay trinh sát và trực thăng Mỹ kỷ niệm thời sinh viên và mối tình đầu tan vỡ bỗng bừng thức. Tình yêu khát vọng trách nhiệm của tuổi trẻ thao thức trong tôi. Và chẳng hiểu quot trời xui đất khiến quot thế nào tôi cầm bút viết thư cho người con gái đã dứt tình với mình. Bức thư chữ rất nhỏ kín cả 6 trang giấy pơluya thuở ấy rốt cuộc không gửi. Đã gần 50 năm qua tôi vẫn giữ chưa một ai đọc nó. Giờ công bố cũng chẳng phải dành cho riêng ai và cũng chẳng để làm gì có chăng là góp thêm một bức thư tình vào một thời bom đạn đã xa. 150 Thời tôi sống Trần Mai Hạnh phóng viên Việt Nam Thông tấn xã tại chiến trường Quảng Đà năm 1968 Ảnh Lương Thế Trung Trần Mai Hạnh 151 Ảnh chụp bức thư tình ngày 1-1-1969 tác giả còn lưu giữ 152 Thời tôi sống S inh nhật lần thứ 26 đến trong bom rơi đạn nổ trong không khí khét lẹt mùi thuốc súng và trong sự rình rập của tử thần. Cả tuần nay từ mờ sáng mấy chiếc tàu rà máy bay trinh sát hai thân OV10 đã xuất hiện quần rất ngặt trên bầu trời xã Điện Thái. Chắc do Trung đoàn chủ lực E36 đang đóng quân tại đây. Phần tôi sau khi thoát khỏi vòng vây của quân Mỹ ngụy và chư hầu trong một trận càn ác liệt dài ngày trở lại công tác tại Quận đội Quận 2 - Đà Nẵng cũng đứng chân tại xã Điện Thái gần tuần nay. Nằm ngay mép nước sông Thu Bồn Điện Thái giờ tan hoang điêu tàn sau hàng chục cuộc càn sau bom dội và pháo bầy. Cả xã không còn một bụi tre một cái hầm một ngôi nhà nào nguyên vẹn. Những con đường mòn tôi đã qua lại hàng chục lần giờ không còn nhận ra được nữa. Dân đã chạy gần hết. Xóm thôn trở thành các làng bộ đội và cán bộ. Thảng hoặc mới gặp một quán hàng vặt bày bán vài gói đậu phụng lon thịt gói thuốc tất cả để trong cái hòm đạn đại liên đụng càn là xách chạy ngay. Chập choạng tối là phải rúc xuống hầm chìm vì pháo cối nã cầm canh có hồi tập kích cả bầy. Đi