tailieunhanh - Bài giảng Dược lâm sàng 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Dược lâm sàng 1 tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung tổng quan về: phản ứng có hại của thuốc (ADR); xét nghiệm lâm sàng; nguyên tắc sử dụng kháng sinh; nguyên tắc sử dụng glucocorticoid; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | BÀI 6 PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC MỤC TIÊU Sau khi học sinh viên trình bày được 1. Nêu được định nghĩa và cách phân loại ADR 2. Nêu được 3 nhóm nguyên nhân gây ra ADR 3. Nêu được 3 nhóm yếu tố liên quan đến sự phát sinh SDR 4. Nêu được các biện pháp để hạn chế ADR NỘI DUNG 1. CẢNH GIÁC DƯỢC Ngày nay nhắc đến thuốc người ta không chỉ quan tâm đến chất lượng và tính hiệu quả mà còn chú ý đến tính an toàn của nó. Một thực tế không thể phủ nhận là các thử nghiệm lâm sàng không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tính an toàn của thuốc đặc biệt là thông tin về các ADR hiếm ADR muộn hoặc các tác động lâu dài của thuốc. Vì thế với mục đích phòng tránh và giảm thiểu tác hại cho bệnh nhân đồng thời phát triển y tế công cộng thì việc xây dựng một cơ chế đánh giá và theo dõi sự an toàn của thuốc Drug safety surveilance monitoring trong thực hành lâm sàng là một điều hết sức cần thiết. Cảnh giác dược Pharmacovigilance theo Tổ chức Y tế thế giới WHO được định nghĩa là Môn khoa học và những hoạt động liên quan đến việc phát hiện đánh giá hiểu và phòng tránh tác dụng có hại hoặc bất kỳ một vấn đề nào khác liên quan đến thuốc là thành phần chủ đạo của hệ thống theo dõi hiệu quả của thuốc thực hành lâm sàng và các chương trình y tế công cộng. Sự cần thiết của Cảnh giác Dược Thảm họa thuốc lớn nhất là thảm kịch thalidomide diễn ra trong khoảng thời gian từ 1961-1962. Vào thời điểm ấy thalidomide được giới thiệu và chào đón như một loại 49 thuốc ngủ và chống nôn hiệu quả. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến trong điều trị buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Sau một thời gian thalidomide được chứng minh là nguyên nhân chính gây quái thai trên gần 10 .000 trẻ em. Thảm họa này dẫn đến việc ra đời của các cơ chế theo dõi quản lý thuốc như ngày nay. Những cơ chế này đòi hỏi thuốc mới phải được cấp phép bởi các tổ chức có thẩm quyền trước khi được đưa vào sử dụng trong lâm sàng. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì vẫn chưa đủ để đảm bảo sự an toàn trong sử dụng thuốc. Bằng chứng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN