tailieunhanh - Khả năng phòng trị của các chủng xạ khuẩn đối với bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme gây ra

Bài viết Khả năng phòng trị của các chủng xạ khuẩn đối với bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme gây ra được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng phòng trừ bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliform gây ra ở giai đoạn mầm. Khả năng đối kháng của 15 chủng xạ khuẩn đối với nấm F. moniliform được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 5 lần lặp lại. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI BỆNH LÚA VON DO NẤM Fusarium moniliforme GÂY RA Lê Minh Tường1 Đinh Hoàng Kha1 Nguyễn Phú Dũng2 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng phòng trừ bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliform gây ra ở giai đoạn mầm. Khả năng đối kháng của 15 chủng xạ khuẩn đối với nấm F. moniliform được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 4 chủng xạ khuẩn LM - HG6 BM - VL5 TB - ĐT3 và PĐ - CT4 có khả năng đối kháng cao với nấm F. moniliform thông qua bán kính vòng vô khuẩn cao lần lượt là 1 22 cm 1 20 cm 1 26 cm và 1 44 cm và hiệu suất đối kháng cao lần lượt là 43 8 43 2 44 6 và 50 6 ở thời điểm 9 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả năng phòng trừ bệnh lúa von của 4 chủng xạ khuẩn nêu trên cũng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 2 chủng xạ khuẩn BM - VL5 và TB - ĐT3 khi được xử lý 2 lần vào 1 ngày trước và 1 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo cho hiệu quả phòng trừ bệnh cao thông qua tỷ lệ hạt lúa nảy mầm cao lần lượt là 95 50 và 94 75 chiều dài rễ mầm dài lần lượt là 3 47 cm và 3 50 cm và chiều dài thân mầm dài lần lượt là 3 46 cm và 3 59 cm tương đương với nghiệm thức xử lý thuốc hóa học đến thời điểm 6 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Từ khóa Bệnh lúa von Fusarium moniliform phòng trừ sinh học xạ khuẩn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 5 xạ khuẩn được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi để phòng trị bệnh cây trồng do có nhiều cơ chế giúp ức Trong những năm gần đây tình hình sản xuất chế sự phát triển mầm bệnh như tiết chất kháng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL gặp nhiều sinh tiết chất tiêu sinh chitinase glucanase khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thiên cellulose. kích thích tăng trưởng cây trồng . 5 . tai và các loại dịch hại bùng phát trong đó đặc biệt là Gần đây một số kết quả nghiên cứu cho rằng các bệnh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN