tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt

Mục đích nghiên cứu của luận án "Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt" nhằm phân tích, đối chiếu làm sáng tỏ đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt. Góp phần vào nghiên cứu tiếng lóng nói riêng, phương ngữ xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói chung; góp phần vào tìm hiểu đặc trưng đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOÀI TÂM ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ LÓNG TRÊN TƯ LIỆU CỦA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ 2 Hà Nội 2022 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học . Nguyễn Văn Khang Phản biện 1 . Vũ Thị Thanh Hương Viện Ngôn ngữ học Phản biện 2 . Phạm Ngọc Hàm Trường ĐH Ngoại ngữ ĐHQGHN Phản biện 3 . Phạm Thị Thu Thuỷ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chấm luận án tiến sĩ họp tại. vào hồi . 2022. 4 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin và Thư viện trường ĐH Sư phạm Hà Nội CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Hoài Tâm Quan niệm mới về tiếng lóng của giới Hán ngữ học Trung Quốc. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 8 238 2015. 2. Nguyễn Thị Hoài Tâm Phương thức cấu tạo từ ngữ lóng trong tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 12 306 2020. 3. Nguyễn Thị Hoài Tâm Đặc điểm của từ ngữ lóng tiếng Việt nhìn từ mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư số 1 69 2021. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Tiếng lóng là một khái niệm quen thuộc trong ngôn ngữ học cũng như trong đời sống. Tiếng lóng là ngôn ngữ nói thông tục mang đậm màu sắc địa phương và phong vị dân gian. Phạm vi tồn tại của chúng gắn với các nhóm xã hội khác nhau nên không được coi là ngôn ngữ chuẩn mực. . Theo lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội về phương ngữ xã hội xã hội tồn tại các nhóm xã hội thì tương ứng sẽ có phương ngữ xã hội tiếng lóng được coi là một loại phương ngữ xã hội đặc thù. Vì phụ thuộc vào nhóm xã hội nên tiếng lóng đang có chiều hướng phát triển mạnh. Xã hội Việt Nam và Trung Quốc từ những thập kỉ 80 của thế kỉ 20 trở lại đây có nhiều thay đổi do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Theo đó sự phân hóa xã hội diễn ra rất mạnh các nhóm xã .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN