tailieunhanh - Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa trong Đông Nam Á học: Phần 2

Phần 2 của cuốn sách "Đông Nam Á học: Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: vài nét về chính sách ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á; tìm hiểu về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; suy nghĩ về tiếng Việt; . Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương bốn VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á I. NHỮNG CÁCH HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ 1. Một số khái niệm về chính sách ngôn ngữ Có rất nhiều cách hiểu về chính sách ngôn ngữ Theo . Nikolskij chính sách ngôn ngữ là toàn bộ các biện pháp nhằm thay đổi hoặc bảo tồn sự phân bố chức năng đang tồn tại giữa các ngôn ngữ hay các hình thái ngôn ngữ nhằm áp dụng những chuẩn mực mới đang sử dụng 1. Theo đó chính sách ngôn ngữ là cơ sở thống nhất trong quản lý bảo vệ bảo tồn các ngôn ngữ của một quốc gia. Còn . Avrorin thì cho rằng chính sách ngôn ngữ là hệ thống biện pháp nhằm tác động một cách có ý thức để điều chỉnh mặt chức năng của ngôn ngữ và thông qua đó tác động đến cấu trúc ngôn ngữ ở một chừng mực 1. . Nikolskij Xã hội ngôn ngữ học Xôviết và các vấn đề ngôn ngữ của các nước giành được độc lập tạp chí Ngôn ngữ số 4 1982. 139 nhất định 1. Theo định nghĩa này thì chính sách ngôn ngữ là cơ sở pháp lý điều chỉnh các chức năng của một nhiều ngôn ngữ tác động làm cho ngôn ngữ thay đổi trong một chừng mực nhất định với những mục đích nhất định. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển của ngôn ngữ không hoàn toàn là tự thân tức theo con đường tự nhiên mà còn có sự can thiệp của con người. Trong Những vấn đề dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ . Michal chenko cho rằng chính sách ngôn ngữ là tổng thể các biện pháp nhằm phổ dụng hoặc loại trừ các ngôn ngữ trong những phạm vi giao tiếp có tổ chức khác nhau nhóm 1 hoặc khởi thảo ra những quy tắc nghi thức lời nói những lời khuyên về trau dồi ngôn ngữ cho các phạm vi giao tiếp tự phát nhóm 2 2. Với Nguyễn Hàm Dương Nói đến chính sách ngôn ngữ là nói đến sự can thiệp có ý thức có tổ chức có cơ sở khoa học của xã hội vào sự hoạt động và phát triển của ngôn ngữ. Nói cách khác chính sách ngôn ngữ là sự 1. Dẫn theo Nguyễn Văn Khang Kế hoạch hóa ngôn ngữ - ngôn ngữ học xã hội vĩ mô Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội 2003 tr. 145. Tác giả Nguyễn Văn Khang ghi . .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.