tailieunhanh - Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 13): Phần 2

Phần 2 cuốn sách "Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 13)" trình bày các nội dung: Miền Bắc tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, dốc sức chi viện cho cách mạng miền Nam (1973 - 1975); hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền năm (1973-1975). | Chương IV ĐÁNH THẮNG MỘT BƯỚC QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC quot VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH quot CỦA ĐẾ QUỐC MỸ 1969 - 1-1973 L HỌC THUYÉT NÍCHXƠN VÀ CHIÉN LƯỢC quot VIỆT NAM HÓA CHIÉN TRANH quot CỦA MỸ Sang năm 1969 khi Níchxơn bước vào Nhà Trắng tình hình thế giới có nhiều bất lợi đối với nước Mỹ trong đó một phần quan trọng là yếu tố chiến tranh Việt Nam. Trong khi M ỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam các nước Tây Âu và Nhật Bản nhanh chóng vượt lên trở thành đối thù cạnh tranh với M ỹ trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. Cũng trong thời kỳ này Liên Xô Trung Quốc và các nước trong khối quân sự Vácsava cũng tăng cường sức mạnh nhất là về quân sự. Phong trào độc lập dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á châu Phi và cả châu Mỹ Latinh sân sau của Mỹ. Ở Việt Nam cuộc Tổng tấn công T ết M ậu Thân năm 1968 ở miền Nam và việc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của M ỹ ra miền Bắc đã góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược quot Chiến tranh cục bộ quot cùa đế quốc Mỹ. Sau thất bại của chiến lược quot Chiến tranh cục bộ quot ở miền Nam Việt Nam nước M ỹ lâm vào thời kỳ khủng hoàng kéo dài nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc khủng hoảng xã hội gay gắt buộc giai cấp thống trị M ỹ phải lựa chọn một trong hai con đường đó là rút quân để kết thúc chiến tranh hoặc tăng thêm quân theo đề nghị của tướng Oétmolen nhằm tiếp tục duy trì cuộc chiến. 276 Chương IV. Đánh thắng một bước quan trọng. Chi phí chiến tranh trong 4 năm 1965-1968 ngày một tăng trung bình gàn 30 tỷ đôla hằng năm đã làm cho ngân sách của Mỹ bị thâm hụt lớn. Tỷ trọng ngoại thương của Mỹ giảm mạnh từ 48 năm 1948 xuống 25 năm 1954 và chỉ còn 10 năm 1969. Cán cân thanh toán mậu dịch bị thâm thủng lạm phát tăng 6 1 năm 1969. Năng suất lao động xuống mức thấp hơn so với nhiều nước tư bản phát triển. Đội quân thất nghiệp ngày càng đông thêm. Cùng với sự suy thoái về kinh tế tài chính sự khủng hoảng về tinh thần và chia rẽ về chính trị trong xã hội Mỹ cũng ngày càng tăng. Con số hơn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN