tailieunhanh - Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở một số quốc gia Châu Á - bài học cho Việt Nam

Bài viết phân tích kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn của một số quốc gia châu Á, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. | KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 11 2018 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á - BÀI HỌC CHO VIỆT NAM PHAN HUYỀN TRANG Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế Email huyentrangnapa91@ Tóm tắt Nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn là một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nhất là các nước đang phát triển. Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI một số quốc gia châu Á đã thành công trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đưa nhiều nước châu Á trở thành con Rồng kinh tế. Bài viết phân tích kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn của một số quốc gia châu Á đánh giá thực trạng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn bài học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong quá trình phát triển kinh tế tất cả các nước trên thế giới dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng đều coi trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trong đó nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn KHXH amp NV là một bộ phận quan trọng đảm bảo cho sự tăng trưởng phát triển kinh tế bền vững. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KHXH amp NV ở một số Con Rồng châu Á như Nhật Bản Hàn Quốc Singapo Hồng Kông cho thấy nguồn nhân lực KHXH amp NV có vai trò quyết định đến sự thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại. Hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN