tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới các tiết dạy thực hành môn Địa lí bậc THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, làm cho giờ học Địa lí không quá nặng nề về mặt kiến thức, trở nên nhẹ nhàng, thiết thực, gắn với thực tế cuộc sống; góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí phù hợp với những yêu cầu của thời đại mới. | Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2020-2021 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện Nghị quyết TW8 khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế và nghị quyết đại hội lần thứ XII của Đảng Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang từng bước chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học. Không khí đổi mới giáo dục đang sục sôi khắp cả nước. Quả thực giáo dục Việt Nam đang có những bước chuyển mình để đổi mới để thoát khỏi lối giáo dục truyền thống và đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới. Là một giáo viên Địa lí bản thân tôi cũng đang nỗ lực hết mình để tự học hỏi đổi mới phương pháp dạy học và tích cực học tập các mô đun bồi dưỡng đang được triển khai. Tôi rất đồng tình và hứng khởi với những chủ trương đổi mới giáo dục nước nhà của Đảng Bộ giáo dục và đào tạo. Thực sự qua nhiều năm tôi cũng luôn trăn trở trước thực trạng dạy học nặng về kiến thức lí thuyết ít gắn liền với kiến thức thực tiễn. Thực tế nhiều học sinh giỏi chỉ giỏi về mặt lí thuyết khi được hỏi về kiến thức thực tế cũng như các công việc thường ngày kĩ năng sống các em tỏ ra rất lúng túng. Ở nhiều bài học Địa lí tôi cũng tự đặt câu hỏi Học xong bài học này học sinh sẽ được cái gì Nếu là mình liệu có hứng thú với bài học này không Bởi tôi nhận thấy nhiều kiến thức truyền thụ học sinh dễ quên lãng cái Được mà học sinh có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống và công việc của các em sau này rất ít. Vì vậy sức hấp dẫn học sinh trong các giờ học Địa lí chưa nhiều. Có một điều mà nhiều giáo viên chúng tôi băn khoăn Phương pháp dạy học đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá đổi mới nhưng chương trình nội dung SGK cũ lạc hậu nặng về kiến thức lí thuyết thì việc đổi mới quả thực rất khó. Nếu giáo viên chưa đủ tự tin để

TỪ KHÓA LIÊN QUAN