tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học các bài khái quát văn học

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là khắc phục được một số tồn tại trong thực tiễn dạy học các bài khái quát văn học. Đề xuất một số giải pháp phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh khi dạy học các bài khái quát văn học. | PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Đất nước đang trong thời kì hội nhập đòi hỏi một đội ngũ những con người trẻ tuổi năng động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực để đáp ứng các nhu cầu đổi mới. Xuất phát từ yêu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới căn bản toàn diện từ mục tiêu nội dung chương trình phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá Trong đó có thể nói yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành tâm điểm chú ý trong giáo dục hiện nay. Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học cách nghĩ khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kĩ năng phát triển năng lực. . Từ quan điểm này mỗi giáo viên ý thức sâu sắc rằng phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học. Trong chương trình môn ngữ văn các bài khái quát văn học là một nội dung quan trọng được phân bố đều ở ba khối 10 11 12. Bài khái quát văn học chứa đựng dung lượng kiến thức lớn về các giai đoạn văn học về diện mạo đặc điểm khuynh hướng thành tựu văn học về các tác giả văn thức ở những bài khái quát này giúp học sinh nhận diện được bức tranh văn học văn hóa dân tộc một cách toàn diện và hệ đó học sinh có nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc để đi sâu tiếp thu những bài học cụ thể. Tuy nhiên trong thực tế dạy học tôi nhận thấy việc dạy học các bài khái quát chưa được các thầy cô quan tâm đúng mức chưa có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy dẫn đến tiết học nhàm chán tẻ nhạt học sinh học tập một cách thụ động chiếu lệ điều này đồng nghĩa với việc không phát huy được năng lực của học sinh trong quá trình dạy thực trạng đó bản thân tôi đã tìm tòi thay đổi phương pháp dạy học áp dụng những phương pháp hình thức kĩ thuật dạy

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.