tailieunhanh - Thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường phổ thông trung học Mạc Đĩnh Chi Tp. Hồ Chí Minh
Bài viết này cho thấy thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường phổ thông trung học (PTTH) Mạc Đĩnh Chi TPHCM dựa trên phân tích số liệu từ 180 học sinh của trường. Trong bài viết, chúng tôi chỉ chú trọng đến việc bị bắt nạt bằng các hình thức như bị gọi bằng biệt danh, bị tung tin đồn, bị bỏ rơi, bị đe dọa hoặc tổn thương về mặt thể chất. Sau khi khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng hình thức bắt nạt qua lời nói/bắt nạt ẩn diễn ra phổ biến hơn hình thức bắt nạt về thể xác. | THỰC TRẠNG BỊ BẮT NẠT HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC MẠC ĐĨNH CHI TPHCM Lâm Nhật Thảo Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh HUTECH TÓM TẮT Bài viết này cho thấy thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường phổ thông trung học PTTH Mạc Đĩnh Chi TPHCM dựa trên phân tích số liệu từ 180 học sinh của trường. Trong bài viết chúng tôi chỉ chú trọng đến việc bị bắt nạt bằng các hình thức như bị gọi bằng biệt danh bị tung tin đồn bị bỏ rơi bị đe dọa hoặc tổn thương về mặt thể chất. Sau khi khảo sát và phân tích chúng tôi nhận thấy rằng hình thức bắt nạt qua lời nói bắt nạt ẩn diễn ra phổ biến hơn hình thức bắt nạt về thể xác. Từ khóa Bạo lực học đường bắt nạt học đường bị bắt nạt học đường học sinh phổ thông trung học thực trạng bị bắt nạt học đường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam theo báo cáo sơ bộ khoảng tháng 5 2018 của các cơ quan công an tại 63 tỉnh thành trên cả nước thì từ năm 2010 đến nay đã có hơn học sinh tham gia vào các sự việc đánh nhau lôi kéo dọa đánh bạn và bị kỷ luật. Trong bài Lại nóng chuyện bạo lực học đường đăng trên trang điện tử Kinh Tế Đô Thị ngày 17 11 2018 đã đưa tin Vụ việc học sinh hai trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Ứng Hòa A huyện Ứng Hòa Hà Nội đánh nhau khiến một em tử vong ngày 14 3 2018. Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường phổ thông trung học Mạc Đĩnh Chi TPHCM. Từ đó tìm ra những giải pháp góp phần cải thiện tình trạng này. Nghiên cứu này là giai đoạn 1 của đề tài Nghiên cứu về đặc điểm nhân cách của học sinh THPT bị bắt nạt tại thành phố Hồ Chí Minh . 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN Khái niệm Bắt nạt học đƣờng Bắt nạt học đường là hành vi của học sinh gây tổn hại về mặt thể chất hoặc tinh thần cho các học sinh khác hoặc gây thiệt hại về tài sản cá nhân của học sinh và tài sản của nhà trường. Nó bao gồm bạo lực cả về mặt thể chất và lời nói hành vi đe dọa và các hành vi gây thiệt hại về tài sản. 4 Bắt nạt học đường là một thuật ngữ dùng để chỉ
đang nạp các trang xem trước