tailieunhanh - Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường trung học phổ thông
Bài viết đề cập tới mức độ và biểu hiện của các hành vi bạo lực học đường của học sinh được khảo sát tại 7 trường trung học phổ thông thuộc TP Hà Nội, tỉnh Hải Dương và Sơn La; các yếu tố dẫn đến BLHĐ và các biện pháp phòng chống BLHĐ đang được các trường triển khai cũng như hiệu quả của các biện pháp đó. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 184-191 This paper is available online at DOI: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trương Xuân Cừ Ban chỉ đạo Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo đề cập tới mức độ và biểu hiện của các hành vi bạo lực học đường của học sinh được khảo sát tại 7 trường trung học phổ thông thuộc TP Hà Nội, tỉnh Hải Dương và Sơn La; các yếu tố dẫn đến BLHĐ và các biện pháp phòng chống BLHĐ đang được các trường triển khai cũng như hiệu quả của các biện pháp đó. Các kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy, nhà trường THPT đã sử dụng khá nhiều biện pháp phòng, chống bạo lực học đường và có mối tương quan khá chặt chẽ giữa các biện pháp phòng chống BLHĐ đã được các trường triển khai với hiệu quả của các biện pháp đó. Từ kết quả khảo sát này đã mở ra hướng triển khai trong thực tiễn, nhằm ngăn chặn, đảy lùi và khắc phục vấn nạn bạo lực hiện nay trong các trường THPT. Từ khóa: Bạo lực, Bạo lực học đường, Bạo lực học đường trong trường THPT, Biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT hiện nay. 1. Mở đầu Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích cố ý, gây tổn thương về thể chất và/ hoặc tinh thần cho nạn nhân [2, 4, 5]. Bạo lực học đường (BLHĐ) bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong và ngoài phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh, phụ huynh và các đối tượng khác nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược được coi là một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỉ gần đây ở nhiều quốc gia [4, 5], trong đó có Việt Nam [11]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của BLHĐ như nghiên cứu các yếu tố tác động dẫn đến hành vi BLHĐ ở các lứa tuổi: Đỗ Ngọc Khanh [6]; Trần Thị Mỵ Lương [8]; Mạc Văn Trang [9]; Nguyễn Đắc Thanh [10]. . . Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có thường tập trung vào phân tích các nguyên nhân dẫn đến BLHĐ của học sinh và mô hình can thiệp cụ thể. Nghiên .
đang nạp các trang xem trước