tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng xử lý Zn2+ trong nước của nanocompozit hydroxyapatit/chitosan

Nghiên cứu trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ Zn2+ của n-HAp/ChS đã được khảo sát: thời gian hấp phụ, pH dung dịch, nồng độ Zn2+ ban đầu, khối lượng n-HAp/ChS. Hiệu suất loại bỏ Zn2+ của n-HAp/ChS đạt 96,30 % và dung lượng hấp phụ đạt 19,26 mg/g ở điều kiện tối ưu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy triển vọng ứng dụng bột n-HAp/ChS xử lý ion Zn2+ trong nước. Phương pháp xử lý này hiệu quả, đồng thời an toàn với sức khỏe con người. Mời các bạn tham khảo! | Kỷ yếu Hội nghị Gắn kết khoa học cơ bản với khoa học trái đất CBES2-2018 Nghiên cứu khả năng xử lý Zn2 trong nước của nanocompozit hydroxyapatit chitosan Phạm Tiến Dũng1 Lê Thị Phương Thảo1 Lê Thị Duyên1 Nguyễn Viết Hùng1 Nguyễn Thu Phương2 Đinh Thị Mai Thanh3 4 1 Khoa Khoa học cơ bản Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Viện Kỹ thuật nhiệt đới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email leduyen231276@ TÓM TẮT Nano composit hydroxyapatit chitosan n-HAp ChS đã được tổng hợp bằng phương pháp kết tủa hóa học và nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kẽm II Zn2 . Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ Zn2 của n-HAp ChS đã được khảo sát thời gian hấp phụ pH dung dịch nồng độ Zn2 ban đầu khối lượng n-HAp ChS. Hiệu suất loại bỏ Zn2 của n-HAp ChS đạt 96 30 và dung lượng hấp phụ đạt 19 26 mg g ở điều kiện tối ưu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy triển vọng ứng dụng bột n-HAp ChS xử lý ion Zn2 trong nước. Phương pháp xử lý này hiệu quả đồng thời an toàn với sức khỏe con người. Từ khóa Hydroxyapatit Nanocompozit hydroxyapatit chitosan Ion kim loại nặng. 1. Giới thiệu Trong một vài thập kỷ gần đây nền kinh tế đất nước đang từng bước phát triển đặc biệt là các ngành công nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực của sự phát triển công nghiệp thì nó còn gây ra những tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người do quá trình thải ra môi trường các chất thải chưa được xử lý triệt để. Các ion kim loại nặng được thải ra do các ngành công nghiệp như mạ điện thuộc da dệt nhuộm chế biến thép luyện kim hóa chất sơn. khi xả thải vào môi trường làm ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải này gây ảnh hưởng rất lớn ngay cả khi chúng có nồng độ thấp do độc tính cao và khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể sống trong đó có ion kẽm II Zn2 . Kẽm làm tăng nguy cơ tăng bệnh thiếu máu tổn thương tuyến tụy làm giảm các cholesterol tốt và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN