tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng xử lý amoni trong môi trường nước của than sinh học từ lõi ngô biến tính bằng H3PO4 và NaOH

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng hấp phụ của amoni môi trường nước bằng than sinh học từ lõi ngô biến tính bằng H3PO4 và NaOH. Đặc tính hóa lý của than sinh học biến tính được xác định bằng cách đo diện tích bề mặt riêng Sbet, chụp phổ hồng ngoại FTIR và chụp ảnh SEM. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 274-281 Nghiên cứu khả năng xử lý amoni trong môi trường nước của than sinh học từ lõi ngô biến tính bằng H3PO4 và NaOH Vũ Thị Mai1,*, Trịnh Văn Tuyên2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Phú Diễn, Hà Nội, Việt Nam Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, A30, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam 2 Nhận ngày 15 tháng 6 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 7 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng hấp phụ của amoni môi trường nước bằng than sinh học từ lõi ngô biến tính bằng H3PO4 và NaOH. Đặc tính hóa lý của than sinh học biến tính được xác định bằng cách đo diện tích bề mặt riêng Sbet, chụp phổ hồng ngoại FTIR và chụp ảnh SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình hấp phụ tối ưu khi giá trị pH ≥ 7, thời gian hấp phụ đạt cân bằng sau 60 phút, mô hình đẳng nhiệt theo Langmuir và Sips miêu tả tốt quá trình hấp phụ amoni trên than biến tính, dung lượng hấp phụ tối đa theo Langmuir đạt 16,6 mg/g. Động học quá trình hấp phụ amoni trên than biến đổi tuân theo mô hình động học bậc 2. Quá trình hấp phụ tuân thủ theo cả hai cơ chế hấp phụ hóa học và hấp phụ vật lý tùy thuộc vào pH của môi trường. Dựa vào dung lượng hấp phụ, chúng ta có thể khẳng định than biến đổi có tiền năng để hấp phụ amoni trong dung dịch. Từ khóa: Hấp phụ, amoni, than sinh học, lõi ngô. 1. Mở đầu* Do đó xu hướng dùng phế phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất than hoạt tính, than sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm khác nhau trong môi trường nước đang được tập trung nghiên cứu. Ngoài ra, dung lượng hấp phụ của than hoạt tính đối với amoni là hạn chế, dung lượng hấp phụ NH3 của than hoạt tính thương mại vào khoảng 0,6 đến 4,7 mg/g [2]. Nghiên cứu của Moreno-Castilla đã chứng minh tính chất hóa học bề mặt của than quan trọng hơn diện tích bề mặt riêng khi hấp phụ amoni [3]. Có rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN