tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8 – Tập 1) theo hướng rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là dạy văn trong nhà trường phổ thông chủ yếu là dạy tác phẩm văn thơ. Dạy tác phẩm văn chương như một phương tiện, một cách thức để đạt đến một mục đích lớn hơn là phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh, hình thành ở các em cách cảm, cách nghĩ mang đậm tính sáng tạo, tính cá nhân. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÁC PHẨM LÃO HẠC CỦA NAM CAO THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH Quảng Bình tháng 5 năm 2020. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÁC PHẨM LÃO HẠC CỦA NAM CAO THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH Họ và tên Nguyễn Thị Hà B Chức vụ Giáo viên Đơn vị công tác Trường THCS Liên Thủy DẠY HỌC TÁC PHẨM LÃO HẠC CỦA NAM CAO 1. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Văn chương là nghệ thuật của cái đẹp dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng phản ánh và biểu hiện đời sống. Dạy học văn phải hướng học sinh đến khả năng giải mã những tín hiệu thẩm mĩ phát hiện thông điệp mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm bằng chính năng lực của bản thân chứ không phải dựa vào những kiến giải thẩm bình của sách tham khảo hay giáo viên. Vì vậy trong những năm gần đây vấn đề đổi mới dạy học văn đặt ra trở thành một vấn đề thời sự được quan tâm. Làm thế nào để dạy học văn thực sự tác động đến cảm xúc của học sinh khơi dậy trong các em niềm đam mê hứng thú học tập làm thế nào để phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của các em trong những giờ học Văn làm thế nào để bồi dưỡng cho các em năng lực tự học tự nghiên cứu biết phát hiện giá trị văn chương để hướng tới Chân Thiện Mĩ làm phong phú thêm đời sống tư tưởng tình cảm của bản thân và có kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đó luôn là những nỗi trăn trở lớn. Dạy văn trong nhà trường phổ thông chủ yếu là dạy tác phẩm văn thơ. Dạy tác phẩm văn chương như một phương tiện một cách thức để đạt đến một mục đích lớn hơn là phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh hình thành ở các em cách cảm cách nghĩ mang đậm tính sáng tạo tính cá nhân. Dạy học Văn nói chung và dạy học văn bản nói riêng hướng đến ba mục tiêu chính 1. Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực năng lực giao tiếp ngôn ngữ ở tất cả các hình thức đọc viết nói và nghe trong đó bao gồm cả năng lực tìm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN