tailieunhanh - Tổ chức và quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng dân tộc ít người - trường hợp người Chăm ở An Giang

Bài viết đề cập đến vấn đề tổ chức và quản lý xã hội của cộng đồng người Chăm, đặt trường hợp tại tỉnh An Giang. Cách thức tổ chức quản lý xã hội dưới sự quản trị của các thánh đường và tiểu thánh đường đã thể hiện được những nét riêng biệt mà chỉ xuất hiện trong cộng đồng dân tộc người Chăm. | TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI - TRƯỜNG HỢP NGƯỜI CHĂM Ở AN GIANG Phạm Nguyễn Xuân Hoàng Nguyễn Thị Huyền Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. Vũ Nhật Tân TÓM TẮT Nghiên cứu tổ chức và quản lý xã hội của cộng đồng dân tộc ít người là một trong những vấn đề quan trọng trong việc quản lý đất nước. Đây cũng là vấn đề cần thiết để có thể đưa ra những chính sách phù hợp đúng đắn và đó cũng là mục tiêu để định hướng toàn xã hội phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến đời sống dân cư. Mỗi dân tộc đều có cách quản lý cộng đồng khác nhau vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội của từng dân tộc từng vùng miền. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến vấn đề tổ chức và quản lý xã hội của cộng đồng người Chăm đặt trường hợp tại tỉnh An Giang. Cách thức tổ chức quản lý xã hội dưới sự quản trị của các thánh đường và tiểu thánh đường đã thể hiện được những nét riêng biệt mà chỉ xuất hiện trong cộng đồng dân tộc người Chăm. Từ khoá cộng đồng dân tộc ít người người Chăm tổ chức quản lý. 1 MỞ ĐẦU Để vận hành xã hội theo hướng phát triển ổn định đòi hỏi phải có những cách thức tổ chức và quản lý xã hội một cách phù hợp và thống nhất có thể nói rằng Tổ chức quản lý xã hội là sự tác động có ý thức của con người vào một tổ chức xã hội hay một nhóm xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù của các tổ chức các nhóm xã hội ấy đồng thời đáp ứng sự tồn tại và phát triển trong các lĩnh vực hoạt động của nó. Tổ chức quản lý của con người chỉ thật sự bắt đầu từ khi con người bước vào thời kì con người bước vào đời sống xã hội thực thụ tức là khi con người ý thức được sự tồn tại của bản thân không phụ thuộc vào sự tồn tại của cá thể khác và bị các điều kiện khác chi phối. Để đảm bảo sự ổn định và duy trì không gian xã hội ở mức ổn định con người bắt đầu sáng tạo ra các hình thái tổ chức các nguyên tắc tiêu chuẩn và phương tiện hỗ trợ cho sự vận hành cơ chế .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN